Đây là những món ăn được bày bán rất nhiều ở các cửa hàng, tiệm tạp hóa bên cổng trường cha mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ ăn.
- Những thực phẩm TỐT HƠN NHÂN SÂM giúp bé thông minh vượt trội lớn lên thành THẦN ĐỒNG TOÁN HỌC
- Bố mẹ lùn tịt nhưng con sinh ra vẫn CAO LỚN NHƯ NGƯỜI MẪU nhờ những thực phẩm 'vàng' này
Bim bim
Món ăn vặt yêu thích của tất cả trẻ em luôn được liệt vào danh sách những thực phẩm độc hại nhất cho sức khỏe trẻ nhỏ. Nếu mỗi ngày ăn một gói bim bim thì trung bình một năm, cơ thể trẻ sẽ ‘rước’ vào 5 lít dầu.
Các chất béo chuyển hóa, muối, chất phụ gia,... có trong bim bim dễ khiến thận bị quá tải, “bắt ép” tim phải làm việc quá sức, huyết áp bị tăng cao, gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, trẻ còn dễ bị sâu răng, béo phì, lười ăn, thiếu chất, gây rối loạn hành vi,...
Nước uống trái cây dạng xịt, kẹo C, kẹo dẻo 6 mùi
Nước uống trái cây dạng xịt, kẹo C (có tên là Cuper), kẹo dẻo 6 mùi là các món quà vặt được bán khá phổ biến tại các trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội với giá chỉ từ 1.000 - 5.000 đồng/ túi
Theo chia sẻ từ một số chủ cửa hàng, những món quà vặt này được họ mua ở chợ với giá khoảng 28.000-30.000 đồng/ kg, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng.
Khi thực hiện thí nghiệm với các món kẹo C hoa quả có màu sắc hấp dẫn từ xanh, vàng đến cam trong một chậu nước, chúng bắt đầu nổi váng, chuyển sang trắng và cứng, bóp không vỡ.
Trà sữa trân châu
Trà sữa trân châu không chỉ là món ăn được nhiều trẻ nhỏ mà thậm chí cả người lớn yêu thích. Tuy nhiên, vào năm 2012, các nhà nghiên cứu Đức từ Đại học Aachen đã phát hiện có sự xuất hiện của hóa chất gây ung thư trong các mẫu trân châu được bán tại một cơ sở phía Tây Đức và có xuất xứ từ Đài Loan.
Tháng 10/2015, một đoạn phóng sự của Đài Truyền hình Sơn Đông, Trung Quốc tiết lộ sự thật về thành phần làm ra những viên trân châu dẻo dai ngon lành là từ... đế giày da và lốp xe cũ. Thậm chí, phóng viên của đài còn uống thử trà sữa trân châu, sau đó chụp CT sau 40 phút. Kết quả ảnh chụp cho thấy dạ dày của phóng viên xuất hiện những chấm nhỏ li ti mãi không tan.
Thịt bò khô
Trên thị trường hiện nay, không khó để bắt gặp những quầy hàng bán những túi thịt bò khô đỏ au thu hút giới trẻ. Loại bò khô này chủ yếu là bò dạng sợi, được đựng trong những túi nilon, không có nhãn mác hoặc được đựng trong những khay bán kèm ở các hàng chè, bánh mì và các quán ăn vặt.
Tuy nhiên, ít người biết rằng, để làm ra những sợi bò thơm ngon, bắt mắt như thế, nhiều cửa hàng đã lạm dụng các loại màu hóa học và phụ gia công nghiệp trôi nổi trên thị trường. Thậm chí, để tăng độ dai cho sản phẩm, nhiều cơ sở chế biến còn ngâm hàn the, một chất nằm trong danh mục bị cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Thực tế, đã có nhiều hậu quả nhãn tiền về việc sử dụng hóa chất trong chế biến bò khô. Như trường hợp của bé Dư Gia H. (8 tuổi, Hà Nội), sau khi ăn thịt bò khô có nhuộm phẩm màu không rõ nguồn gốc, bé xuất hiện triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, sốt, rét run, tiểu đỏ. Khi vào viện, các bác sĩ cho biết, bé bị tan máu do nhiễm độc.
Kem nhiều màu
Kem cũng là một loại đồ ăn được trẻ nhỏ yêu thích trong mùa hè nóng nực. Tuy nhiên, thời gian qua, báo đài, các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập nhiều đến việc làm kem “bẩn” bằng hóa chất của nhiều cơ sở sản xuất.
Thế nhưng, nhiều bố mẹ sẵn lòng bỏ ra hàng chục nghìn đồng để mua một cây kem màu xanh, đỏ, tím, vàng bắt mắt, đủ các loại hương vị trái cây, socola thơm, ngọt, béo ngậy, hấp dẫn đựng trong những chiếc thùng inox bán quanh các khu trường học, quán kem đường phố... nhưng lại không để ý, những chiếc kem này không hề có nhãn mác, nguồn gốc, thời hạn sử dụng. Việc này rất nguy hại, vì có thể, những đứa trẻ đang phải ăn hóa chất vào người mỗi ngày
Các loại chè
Hiện nay, trên thị trường bày bán rất nhiều loại chè với nhiều tên gọi khác nhau kèm theo nhiều màu sắc bắt mắt. Tuy nhiên, để làm ra những loại “nhân chè” nhiều màu như vậy, cần rất nhiều thời gian nếu làm từ những nguyên liệu thiên nhiên.
Theo đó, không ít chủ cửa hàng đã dùng màu công nghiệp để nấu, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí mà vẫn được những màu bắt mắt. Chẳng hạn, với một cốc chè bảy màu mà cả bảy màu đó đều sử dụng phẩm màu hóa học thì đồng nghĩa với việc chúng ta “rước” cùng lúc bảy chất hóa học vào cơ thể. Đó là chưa kể đến việc sử dụng thêm các chất bảo quản hoặc phụ gia khác (tạo độ sánh, đường hóa học…).
Xí muội, ô mai
Ô mai với nhiều vị chua ngọt khác nhau rất hấp dẫn trẻ nhỏ, đặc biệt là các viên ô mai được bọc đường hoặc ướp với hương vị gừng. Tuy nhiên, trước đó nhiều lần cơ quan chức năng TPHCM kiểm tra bất ngờ các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng ô mai, xí muội đều không đạt chất lượng. Hầu hết mặt hàng này được bày bán trên thị trường không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bao bì, nhãn mác.
Khi lấy mẫu đem đi xét nghiệm cho thấy, sản phẩm có chứa chất cấm cyclamate (có thể gây ung thư gan, thận, phổi và tiểu đường, từ lâu đã bị Bộ Y tế cấm sử dụng trong thực phẩm cho người) và loại đường saccharin với hàm lượng vượt hơn 31 lần so với tiêu chuẩn của Việt Nam.