Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có thể nhận biết dễ dàng qua đặc điểm phân của trẻ. Các mẹ cần chú ý theo dõi phân trẻ hàng ngày để kịp thời có cách xử lý.
- Cách nấu 3 món cháo cho bé ăn dặm thơm ngon khó cưỡng
- Con gái 6 tuổi đã phát triển ngực, có kinh, bác sĩ chỉ sai lầm lớn từ người mẹ
Đặc điểm phân của trẻ sơ sinh
Phân ở trẻ em thông thường gồm một số loại sau đây:
Phân su: Phân su là một chất màu xanh thẫm, không mùi, có từ tháng thứ 4 trong bào thai được trẻ thải ra trong ngày đầu sau đẻ. Nó gồm những chất tiết của ống tiêu hóa (các tế bào thượng, bì, bilirubin, cholesterol, những giọt mỡ, axit béo, những phần tử của Vernix caseosa, xà phòng vôi, lông tơ, không có vi khuẩn).
Phân của trẻ bú mẹ:
+ Có màu ánh vàng (do bilirubin chứ không phải là stercobilin như ở người lớn), sền sệt, mùi chua.
+ Số lượng phân chiếm 1-3% lượng sữa bú vào khoảng 25g/ngày.
+ Số lần đi vệ sinh trong một ngày của trẻ sơ sinh:
Trong tuần đầu sau đẻ: 4-5 lần.
Trẻ dưới 1 tháng tuổi: 2-3 lần.
Trẻ trên một tháng tuổi: 1-2 lần.
Trẻ trên 1 tuổi: 1 lần
Phân của trẻ ăn sữa bò:
+ Có màu vàng nhạt (do bilirubin bị oxy hóa), đặc, dẻo, có mùi nặng hơn phân của trẻ bú mẹ và có phản ứng trung tính.
+ Số lượng phân nhiều hơn so với trẻ bú mẹ, tới 100g/ngày.
+ Số lần đi ngoài trong một ngày ít hơn trẻ bú mẹ.
Khi phát hiện phân của trẻ sơ sinh có những dấu hiệu bất thường về màu sắc, số lần đi ngoài thì mẹ cần phải chú ý theo dõi để có giải pháp xử lý kịp thời. Đó là biểu hiện của việc trẻ sơ sinh bị sôi bụng mà ta không nên chủ quan.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng
Trẻ sơ sinh là giai đoạn nhạy cảm, trẻ hoàn toàn được nuôi bằng sữa. Mọi chất dinh dưỡng đều được cung cấp thông qua nguồn sữa trẻ bú được. Vậy nên, nếu phát hiện trẻ sơ sinh bị sôi bụng, hãy kiểm tra nguồn sữa ngay lập tức.
Trường hợp trẻ bú mẹ: Có thể do mẹ ăn phải đồ ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc có đặc điểm không phù hợp giai đoạn cho con bú dẫn đến sữa bị ảnh hưởng, con bú bị sôi bụng.
Trường hợp trẻ sơ sinh có ăn sữa ngoài: Nguyên nhân gây sôi bụng có thể do cơ thể trẻ chưa kịp làm quen với sữa mới, sữa lạ hoặc do bình ti của trẻ không được vệ sinh sạch sẽ.
Một số trường hợp khác do tư thế cho trẻ ăn không đúng dẫn đến quá trình tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng hoặc do để trẻ ti bình có chứa nhiều không khí quá, dẫn đến khó tiêu.
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có cần đến gặp bác sĩ không?
Đa số những trường hợp trẻ bị sôi bụng có thể tự khỏi khi mẹ phát hiện nguyên nhân gây bệnh và xử lý kịp thời.
Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị sôi bụng, đầy bụng kéo dài mãi không khỏi, phân trẻ có màu bất thường, không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị đúng cách.
Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng tại nhà
Nếu trẻ chỉ bị sôi bụng thông thường, mẹ phát hiện được nguyên nhân gây bệnh thì có thể tự điều chỉnh.
Đa phần trẻ sơ sinh bị sôi bụng là do nguồn thức ăn, mẹ chỉ cần điều chỉnh sao cho phù hợp, đảm bảo vệ sinh là trẻ sẽ tự khắc khỏi.
Ví dụ: Khi phát hiện mẹ ăn đồ lạ, con bị sôi bụng thì mẹ nên thay đổi khẩu phần ăn, chú ý những đồ ăn không tốt cho bé thì phải kiêng tuyệt đối. Hay khi phát hiện trẻ bị sôi bụng do bình sữa không được vệ sinh sạch sẽ, triệt khuẩn thì chỉ cần rửa bình sạch sẽ, tiệt trùng trước khi cho con sử dụng là bệnh sẽ được khắc phục.
Hậu quả của tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng kéo dài
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng tuy là trường hợp bệnh đơn giản, không có gì nghiêm trọng nhưng mẹ nên hiểu rằng giai đoạn trẻ sơ sinh là giai đoạn trẻ còn rất non nớt, không nên để bất kỳ tình trạng bệnh nào diễn biến kéo dài khiến sức khỏe trẻ bị ảnh hưởng.
Một số hệ lụy khi không điều trị kịp thời cho trẻ sơ sinh bị sôi bụng:
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng, ợ trớ
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng, đi ngoài
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng, sút cân
- Trẻ sơ sinh sôi bụng quấy khóc
- Trẻ sơ sinh biếng ăn
Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng dẫn đến khả năng hấp thụ dưỡng chất cũng ảnh hưởng theo.
Cách phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn kém, thức ăn phù hợp nhất luôn luôn là sữa mẹ, hãy tham khảo một số lưu ý dưới đây để giúp con mình tránh được tình trạng sôi bụng nhé:
- Cho bé bú đủ sữa mẹ, nhất là trong 6 tháng đầu. Đảm bảo trẻ luôn được bú đủ sữa, đối với những đứa trẻ phàm ăn cũng đừng nên để trẻ bú quá nhiều, chú ý cung cấp lượng sữa vừa đủ cho con, không thiếu, không quá no.
- Đối với trẻ sơ sinh ăn sữa ngoài, cần phải lựa chọn sản phẩm sữa, loại sữa phù hợp.
- Dụng cụ cho trẻ ăn, bú phải luôn được tiệt trùng trước khi cho trẻ sử dụng.
- Cho trẻ ăn đúng tư thế, đúng giờ.
- Mẹ có con trong độ tuổi sơ sinh cần có chế độ ăn khoa học, không ăn đồ cay nóng, mỡ, nên bổ sung nhiều thực phẩm mát, tốt cho sữa.
Nắm được những kiến thức trên, chắc hẳn các mẹ đã phần nào yên tâm hơn khi chăm sóc con mình, nhận biết hiện tượng bé sôi bụng là do đâu, cách xử lý và phòng ngừa. Hãy ghi nhớ và áp dụng chúng vào thực tế để phòng tránh và xử lý tình trạng trẻ sơ bị sôi bụng một cách hiệu quả nhé các mẹ.