Nghi ngờ trẻ bị chân tay miệng cha mẹ hãy làm ngay điều này để cứu con thoát khỏi dịch bệnh, các bậc phụ huynh hãy nằm lòng ngay.
- 5 lợi ích tuyệt vời của việc cho trẻ sơ sinh nằm sấp cha mẹ nào cũng cần phải biết
- Những quan niệm SAI LẦM của bố mẹ về giấc ngủ của trẻ ít ai ngờ tới
Những ngày gần đây các trường hợp nhập viện do mắc tay-chân-miệng đang ngày càng gia tăng. Bệnh này mắc phải do vi trùng đường ruột Ente'virus (E71) và Coxcakieruses gây nên. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá, từ người sang người nên các yếu tố sinh hoạt tập thể như ở trường học khiến nguy cơ lây bệnh tăng cao, đặc biệt là trong các đợt bùng phát bệnh.
Dấu hiệu ban đầu của bệnh tay chân miệng
Ban đầu, trẻ thường sốt nhẹ, than đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn hơn.
Trẻ nhỏ thường đau khóc, bỏ bú. Khi đó, trong miệng trẻ đã có thể có những vết loét đỏ như vết lở miệng, xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi… Quan sát tiếp có thể thấy những vết phát ban dạng phỏng nước, hoặc vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông trẻ.
Tuy nhiên, nếu trẻ sốt hơn 39 độ C và có những triệu chứng khác như bứt rứt, khó ngủ, quấy khóc hoặc ngủ li bì, thỉnh thoảng giật mình và giơ hai tay lên thì nên nghĩ đến tình trạng biến chứng ở trẻ và cần đưa đến bệnh viện kịp thời. Nếu để trễ từ 6 đến 12 tiếng, bệnh có thể trở nặng, trẻ lừ đừ, run chi, trợn mắt, rung giật cơ, tim nhanh, mạch nhanh, thở nhanh và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.
Phát hiện bệnh sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời thì trẻ dù có biến chứng nặng cũng có thể cứu được. Và điều may mắn nhất đến nay là khi được cứu, trẻ bị tay chân miệng không có di chứng nặng nề nào cho sự phát triển về sau.
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh ở trẻ có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt từ trẻ bệnh sang trẻ lành. Bệnh thường xuất hiện ở những khu vực đông người như trường học, nhà trẻ hiện tại khu vực huyện Thái Thụy cũng có nhiều ca bị nên bố mẹ cần theo dõi kỹ các biểu hiện bệnh.
Xử lý như thế nào khi nghi ngờ mắc chân, tay, miệng?
Vì tay chân miệng có thể thể nhầm lẫn với thủy đậu, viêm họng, sốt hồng ban, sốt xuất huyết, não mô cầu... nên các bé cần được đưa đến phòng khám chuyên khoa để được tư vấn hướng dẫn theo dõi điều trị nhằm phân biệt với các bệnh khác.
Cách ly trẻ
Bệnh chân tay miệng rất dễ lây lan vì vậy khi bé mắc bệnh, cha mẹ cần sớm cách ly con với người xung quanh. Nếu bé đang đi học thì hãy xin phép thầy cô để nghỉ ở nhà cho đến khi khỏe hẳn. Khi ở nhà bé nên ở trong phòng riêng, môi trường vệ sinh sạch sẽ và chế độ chăm sóc phù hợp sẽ giúp bé hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Không ép trẻ ăn
Khi con từ chối ăn mẹ không nên cưỡng ép vì sẽ khiến bé sợ hãi. Thay vào đó có thể cho bé uống sữa hoặc ăn sữa chua để bù lại. Mẹ cũng chú ý cho con ăn thêm nhiều hoa quả trái cây để tăng cường vitamin. Với các bé đang bú mẹ thì cần cho bé bú thành nhiều lần trong ngày.
Không cần kiêng nước
Khi bé mắc bệnh, ba mẹ vẫn tắm gội cho bé bình thường bằng nước ấm. Nhẹ nhàng lau rửa cho con để không làm vỡ các bọng nước. Việc tắm gội sạch sẽ hạn chế vi khuẩn giúp bé mau lành bệnh. Phòng tắm nên kín và được vệ sinh sạch sẽ.
Cha mẹ hãy lưu lại ngay để đảm bảo an toàn cho con bạn nhé!