Ngã ngửa vì pha sữa bột ngoài không đúng cách khiến con "thận đầy đá"

Chăm sóc con 27/09/2018 13:00

Trẻ nhỏ sức đề kháng còn rất yếu và rất nhạy cảm với những tác động bên ngoài, nhất là với sữa- đồ ăn chính của bé. Sữa bột rất tốt cho bé nhưng cũng có thể "hại bé" nếu cha mẹ không biết pha chế đúng cách:

Trẻ không những không thể hấp thụ được hết nguồn dinh dưỡng có trong sữa bột mà còn có thể có nguy cơ bị "thận đầy đá" do cha mẹ không chú ý pha chế sữa đúng cách. Kobayashi-cô bé 2 tuổi người Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Mới 2 tuổi nhưng cô bé được chẩn đoán là mắc sỏi thận, thậm chí là đang ở giai đoạn nặng. Trong thận của cô bé chứa rất nhiều những viên đá nhỏ được tích tụ từ lâu, nguyên nhân đằng sau khiến cho cha mẹ cô bé phải "ngã ngửa"

Ngã ngửa vì pha sữa bột ngoài không đúng cách khiến con 'thận đầy đá' - Ảnh 1

Gia đình Kobayashi bán tạp hóa, thời gian trong ngày của cha mẹ cô bé đều rất bận rộn. Khi pha sữa cho con, mẹ Kobayashi luôn cho thêm 1-2 thìa bột vào nước để pha đặc hơn với mong muốn cho cô bé no lâu và có nhiều chất hơn.

Ngã ngửa vì pha sữa bột ngoài không đúng cách khiến con 'thận đầy đá' - Ảnh 2

Kobayashi cũng lớn rất nhanh và khỏe mạnh cho đến khoảng thời gian cô bé vừa tròn 2 tuổi. Thời điểm này, em thường xuyên sốt cao, cha mẹ cũng cho đi khám bác sĩ và phải tới lần thứ 3 mới phát hiện Kobayashi có một bụng chứa "toàn sỏi". Ba mẹ của cô bé rất ân hận vì nguyên nhân chính là do sự thiếu hiểu biết của mình trong khi pha chế sữa.

Từ đây, bác sĩ đã chỉ ra những sai lầm "kinh điển" mà các bậc cha mẹ thường gặp phải khi pha chế sữa bột cho con như sau:

1. Pha sữa với nước cháo loãng

Trong sữa bò có nhiều vitamin A, còn trong nước cơm và cháo chủ yếu là chất bột với chất lipoxidase – một loại chất sẽ phá hủy vitamin A. Pha thêm nước cơm hoặc cháo vào sữa vô tình mẹ đã làm mất đi lượng vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Thêm vào đó, tinh bột trong cháo, nước cơm sẽ cạnh tranh hấp thu với canxi. Trẻ có thể chậm tăng trưởng chiều cao, chậm mọc răng, ngủ trằn trọc, khóc đêm,... do kém hấp thu canxi trong sữa. Mặt khác, các hãng sữa đã đề ra công thức chuẩn nhất cho sản phẩm của mình. Sữa pha với nước cháo loãng có thể làm biến chất hay thậm chí gây rối loạn tiêu hóa, từ đó đẫn đến sụt cân ở trẻ nhỏ.

2. Dùng nước khoáng, nước đóng chai tinh khiết để pha sữa

Ngã ngửa vì pha sữa bột ngoài không đúng cách khiến con 'thận đầy đá' - Ảnh 3

Một số bà mẹ cẩn thận quá đôi khi lại thành hại con. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại nước khoáng, trung bình trong 1 lít nước khoáng có khoảng 11 – 17 mg canxi, 95 – 130 mg natri…Vì vậy, một số phụ huynh khi nuôi trẻ dưới 1 tuổi đã dùng nước khoáng pha sữa, nhằm bổ sung thêm chất khoáng cho trẻ. Hơn nữa, chị em lại cho rằng, nước đóng chai tinh khiết thì đảm bảo độ sạch hơn cả. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng thì không nên làm như vậy.

Trong nước khoáng có quá nhiều khoáng chất dẫn đến dư thừa khi pha cùng sữa. Ví dụ: Thừa canxi có thể dẫn đến táo bón, sỏi thận, canxi huyết cao, thận làm việc kém hiệu quả, giảm hấp thu các chất khoáng khác (sắt, kẽm, magie); thừa natri cơ thể sẽ mệt mỏi, khát nước, khô tế bào, lâu dài dẫn đến bệnh cao huyết áp…

Thêm vào đó, dùng nước khoáng để pha sữa cho trẻ em uống còn có nguy cơ tạo ra một số chất trung gian nguy hiểm. Vì vậy các bà mẹ chỉ cần dùng nước tự nhiên đun sôi để nguội là lý tưởng nhất.

3. Pha sữa sẵn cho con dùng

Một số chị em vì muốn “nhất cử lưỡng tiện” nên quyết định pha sẵn cả một bình lớn để tủ lạnh, khi nào cần thì hâm nóng rồi cho con uống dần. Điều này không tốt cho trẻ. Sữa pha rồi để ở nhiệt độ phòng chỉ giữ được trong vòng 1 giờ. Nếu mẹ pha sẵn một bình sữa to và cất tủ lạnh chưa sử dụng, sữa đó cũng cần được đổ bỏ trong vòng 24 giờ sau pha. Loại sữa đóng chai pha sẵn dành cho bé trên 1 tuổi cũng chỉ để được 48 giờ sau khi mở nắp.

4. Không tiệt trùng bình sữa và núm ti

Tất cả bình sữa, núm ti và những dụng cụ dùng để pha sữa khác đều phải được tiệt trùng ít nhất một lần khi mới bắt đầu sử dụng. Từ sau đó, mẹ có thể sửa với nước rửa bình chuyên dụng và tráng lại bằng nước sôi. Đó là khuyến cáo chung của tất cả các hãng sản xuất bình sữa và đồ dùng trẻ em.

5. Làm nóng sữa bằng lò vi sóng

Nếu có gì quan trọng hơn sự tiện lợi, thì đó chính là sức khỏe và sự an toàn của chính con bạn. Lò vi sóng không chỉ phá vỡ các vitamin và khoáng chất mà còn tạo ra những điểm nóng lạnh không đều nhau khiến bé có thể bị bỏng khi bú. Mẹ hãy làm nóng sữa bằng máy hâm sữa chuyên dụng hoặc đơn giản hơn: ngâm bình sữa chỉ 30 giây – 1 phút trong một bát nước nóng.

Những sai lầm cha mẹ khiến con ngày càng trở nên yếu đuối

Nếu đang phạm phải một trong những điều dưới đây, các bậc phụ huynh nên cố gắng sửa càng sớm càng tốt vì tương lai của con cái.

TIN MỚI NHẤT