Những triệu chứng thường gặp của trẻ như ho, sổ mũi, nghẹt mũi sẽ giảm bớt nếu bố mẹ biết mát xa cho con đúng cách.
- 4 bệnh trẻ dễ mắc vào mùa đông và cách phòng tránh
- Trẻ bị nghẹt mũi, khó thở khi ngủ báo hiệu bệnh gì?
Mát xa là một phương pháp xoa bóp bấm huyệt dựa trên sự kết nối của các cơ quan bên trong cơ thể với các huyệt đạo trên lòng bàn chân và lòng bàn tay. Bằng cách nhấn nhẹ nhàng lên các vị trí cần mát xa, bạn có thể xoa dịu em bé khi chúng bị ho, nghẹt mũi, đau bụng, đau răng, táo bón…
1. Đau đầu và đau răng
Trên bản đồ huyệt đạo, vùng đầu và răng được nối với các ngón chân, vì vậy, xoa bóp chúng có thể làm dịu cơn đau mọc răng ở trẻ.
Cách mát xa: Khi mát xa, bạn giữ bàn chân bé, và nhẹ nhàng xoa bóp từng đầu ngón chân với chuyển động hình tròn. Bạn làm từng chân một, sau đó đổi chân. Bạn cũng có thể mát xa vùng dưới ngón chân bé bằng cách ấn nhẹ vào nó.
2. Sổ mũi, nghẹt mũi
Trung tâm của mỗi ngón chân được kết nối với các xoang cạnh mũi. Bạn có thể sử dụng những điểm này để giúp bé giảm nghẹt mũi hoặc hạn chế chảy nước mũi.
Cách mát xa: Cách làm rất đơn giản, một tay bạn giữ bàn chân của bé, sử dụng ngón trỏ và ngón cái của bàn tay còn lại nắm lấy từng ngón chân để xoa bóp nhẹ nhàng ở điểm trung tâm mỗi ngón theo chuyển động tròn bằng ngón tay cái.
3. Viêm phổi, ho
Bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi bị viêm phổi hoặc ho nếu bạn mát xa phần đệm trên của bàn chân - nơi có các dây thần kinh nối với phổi. Bạn có thể mát xa hai chân cùng một lúc.
Cách mát xa: Hãy xoa bóp chúng bằng cách vẽ các hình xoắn ốc từ trái sang phải theo chiều kim đồng hồ. Hoặc sử dụng ngón tay tạo ra một lực nhẹ nhàng giống như bước đi trên chân bé từ dưới lên trên cùng trong khu vực này.
4. Đau bụng
Giao điểm của hệ thống các dây thần kinh trên chân bé nằm ngay chính giữa dưới phần đệm của bàn chân. Mát xa giao điểm này sẽ giúp bé bớt đau bụng.
Cách mát xa: Bạn nắm hai chân của bé, dùng ngón tay cái ấn nhẹ lên các điểm và bắt đầu di chuyển chúng theo vòng tròn nhỏ.
5. Táo bón, khó tiêu (bụng trên)
Mát xa ở phần trên của gan bàn chân, nơi lòng bàn chân bắt đầu lõm vào, có thể giúp bé bớt các triệu chứng khó chịu như táo bón và khó tiêu. Bạn có thể mát xa từng chân một, nhưng tốt nhất là mát xa cả hai chân cùng một lúc.
Cách mát xa: Dùng ngón tay cái nhấn nhẹ nhàng và di chuyển từ dưới lên trên, từ trái qua phải theo chiều kim đồng hồ.
6. Đầy hơi, táo bón (dụng dưới)
Phần dưới của gan bàn chân kết nối với bụng dưới. Mát xa ở vị trí này cũng giúp giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Cách mát xa: Bạn có thể vẽ hình xoắn ốc hoặc hình tròn trên gan bàn chân bé rồi mát xa theo chiều kim đồng hồ.
7. Phần gót chân
Mát xa khu vực này có thể làm giảm một số vấn đề về vùng xương chậu và bụng.
Cách mát xa: Bạn hãy nhẹ nhà xoa bóp gót chân cho bé, di chuyển theo hướng từ dưới lên trên.
8. Mát xa lòng bàn tay
Mát xa tay bé sẽ hơi khó khăn vì tay bé luôn nắm chặt và bé không thích bị nắm tay quá lâu. Vì thế, bạn đơn giản chỉ cần mát xa điểm bạn cần, tùy thuộc vào vấn đề bé đang gặp phải, nhưng lưu ý, chỉ nên mát xa một cách nhẹ nhàng với chuyển động tròn.
- Nếu bé có vấn đề về dạ dày hoặc ho, hãy mát xa giữa lòng bàn tay bé theo chuyển động hình tròn bằng ngón tay cái của bạn.
Nắm được quy tắc "4 ấm, 1 lạnh", mẹ chẳng lo con ốm trong suốt mùa đôngĐọc ngay
- Khi bé bị nấc hoặc nôn, hãy thử mát xa đầu ngón tay cái. Khi mát xa các ngón tay của bé, bạn chỉ nên sử dụng một lực nhẹ và di chuyển theo hình tròn nhỏ tại một điểm cố định.
- Bạn có thể giúp bé dễ chịu khi bị viêm kết mạc hoặc đau mắt đỏ bằng cách mát xa đầu ngón tay trỏ.
- Nếu bé bị sốt, hãy xoa đầu ngón tay giữa.
- Để trị ho và các vấn đề về hô hấp trên, hãy xoa bóp ngón tay áp út.
- Bé đau vì mọc răng, bạn hãy xoa đầu ngón tay út và một điểm nhất định trên cổ tay như ở ảnh minh họa.
- Vuốt ngón tay út của bé hướng từ dưới đi lên nếu bé hay tè dầm.
- Bạn sẽ vuốt ve ngón trỏ từ dưới lên khi bé bị tiêu chảy, còn sẽ vuốt ngược lại từ trên xuống khi bé bị táo bón.
Theo Viện Y tế Quốc Gia Hoa Kỳ, bấm huyệt hay mát xa giúp bé ngủ ngon, giảm căng thẳng và đau đớn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý chỉ mát xa một cách nhẹ nhàng trên bàn chân, bàn tay bé và mát xa mỗi khu vực trong khoảng từ 1 đến 2 phút. Nếu em bé phản kháng thì hãy dừng lại, và thử mát xa lại chỗ đó sau.
Bạn cũng có thể sử dụng kỹ thuật mát xa như một phương pháp phòng bệnh, chỉ cần thêm nó vào thói quen mát xa hàng ngày của bé. Tuy nhiên, phương pháp mát xa chỉ hỗ trợ phần nào giúp bé phòng bệnh và giảm khó chịu khi bị bệnh. Tốt nhất, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.