Các nhà khoa học Mỹ khám phá ra chế độ ăn hợp lý của người mẹ khi mang thai có thể bảo vệ đứa con khỏi bệnh ung thư ruột kết hàng chục năm sau, khi đã trưởng thành.
- Thấy con ăn ngon ngủ ngoan mẹ chưa kịp vui mừng thì đã chết lặng người bởi chẩn đoán của bác sĩ
- Con gái 4 tuổi càng lớn càng thay đổi, bố mẹ lo sợ không phải con ruột, đưa đến bệnh viện kiểm tra thì phát hiện sự thật bất ngờ
Nhóm nghiên cứu từ Đại học bang Georgia (Mỹ) phát hiện ra rằng một hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh ở người mẹ rất quan trọng trong việc giúp cơ thể non nớt của thai nhi tạo ra các điều kiện tối ưu trong ruột nhằm ức chế bệnh ung thư ruột kết mà người con có nguy cơ mắc phải hàng chục năm sau đó.
Chế độ ăn tốt cho vi khuẩn đường ruột của mẹ sẽ tiếp tục truyền lợi ích cho con đến vài tuần sau sinh, thông qua việc cho con bú, theo bài công bố trên tạp chí khoa học Cancer Immunology Research.
Theo tiến sĩ Tim Denning, tác giả chính của nghiên cứu, thử nghiệm trên chuột cho thấy hệ vi sinh vật khu trú ở đường ruột tốt mà chuột con được hưởng từ mẹ trong giai đoạn đầu đời, các vi sinh vật này sẽ đóng vai trò như một công cụ điều chỉnh các phản ứng miễn dịch cần thiết để ức chế sự phát triển của bệnh ung thư ruột kết.
Các con chuột không nhận được "món quà" đặc biệt đó từ mẹ bị tăng nguy cơ mắc loại ung thư này, dù có ăn những thực phẩm tốt cho đường ruột về sau.
Các nhà nghiên cứu còn chia đôi nhóm chuột, 1 nhóm chỉ được trao tặng các vi sinh vật tốt khi đã cai sữa, 1 nhóm nhận được các vi sinh vật này từ mẹ, rồi dùng các liệu pháp để khiến cả 2 nhóm bị ung thư ruột kết.
Kết quả cho thấy nhóm không được tiếp xúc với hệ vi sinh vật khỏe mạnh từ mẹ trong thai kỳ và khi bú mẹ có nhiều khối u hơn, khối u kích cỡ lớn hơn nhóm kia gấp bội.
Sự thiếu tiếp xúc với các vi sinh vật tốt từ mẹ trong giai đoạn đầu đời đã dẫn đến 2 vấn đề: biểu hiện gene tiền viêm tăng cường và sự tích tụ của một số tế bào miễn dịch có tên là "tế bào ức chế có nguồn gốc myeloid". Khi bị ung thư, các tế bào ức chế có nguồn gốc myeloid trở thành vật cản, ngăn các tế bào miễn dịch khác chống lại khối u.
Các nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra rằng hệ vi sinh vật đường ruột là công cụ thúc đẩy nhiều chức năng cơ thể được hoạt động trơn tru, hệ miễn dịch hoạt động ổn định ở vật chủ, bao gồm con người.
Cho trẻ bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu từng được chứng minh là giúp trẻ phát triển hệ vi sinh vật đường ruột tốt, ngừa các bệnh về tiêu hóa, dị ứng, béo phì… nhưng là lần đầu tiên có bằng chứng cho thấy điều này còn giúp ức chế ung thư.
Để sở hữu hệ vi sinh vật đường ruột tốt, các nhà khoa học khuyến nghị bạn nên có chế độ ăn đa dạng, ít đường, ít chất béo, giàu rau, đậu và các loại hoa quả, bổ sung thực phẩm lên men.
Nhiều thực phẩm được chứng minh là cực kỳ tốt cho hệ vi sinh vật đường ruột như các món ăn từ thực vật: atiso, đậu xanh, bông cải xanh, đậu lăng, đậu trắng, các loại ngũ cốc, táo, việt quất, hạnh nhân; nhóm thực phẩm lên men: sữa chua, kim chi, dưa cải…
10 thực phẩm "chặn đứng" dị tật thai nhi:
Súp lơ
Mặc dù súp lơ nổi tiếng với khả năng chống oxy hóa và giúp cơ thể ngăn ngừa một số bệnh ung thư nhưng chúng cũng chứa một lượng lớn axit folic. Đây cũng là loại rau giàu chất xơ (có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa chứng táo bón), có các vitamin, protein, các muối khoáng và các chất carbonhydrate.
Rau bina
Là một trong những thực phẩm chứa lượng axit folic lớn hơn so với các loại rau khác, cực kỳ lành mạnh cho phụ nữ mang thai ăn trong thai kỳ.
Ngoài ra rau bina còn rất giàu sắt, có chứa lutein và beta carotene, là hai dưỡng chất giúp cơ thể chống lại các triệu chứng ung thư. Các mẹ bầu nên bổ sung lượng rau này nhiều hơn trong chế độ ăn hàng ngày vì rau bina có thể thích hợp để các mẹ bầu ăn nhiều mà không lo lắng về tác dụng phụ.
Đậu lăng
Nửa bát đậu lăng chín cung cấp đến 180mcg axit folic cho cơ thể. Loại đậu này còn chứa nhiều protein, chất xơ và ít chất béo. Đậu lăng khô có thể được mua tại các cửa hàng thực phẩm sạch, rửa sạch và loại bỏ các mảnh vụn trước khi chế biến.
Khi chế biến, mẹ bầu chú ý đun đậu lăng sôi 15 đến 20 phút là vừa đủ, sau đó thêm gia vị hay cho chúng vào các món soup hay món hầm để nấu chung đều rất ngon.
Măng tây
Măng tây giàu axit folic và không chứa chất béo hay cholesterol. Loại rau này cũng dồi dào kali, chất xơ mà mẹ bầu nên ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, khi chế biến loại thực phẩm này, mẹ không nên nấu quá lâu khiến mất đi lượng dưỡng chất của nó nhé! Với món xào chỉ cần khoảng 5 phút, đến khi măng vừa chín đến là có thể ăn được rồi nhé!
Quả bơ
Quả bơ chứa khoảng 25 loại vitamin và khoáng chất tự nhiên tốt cho sức khỏe. Một khẩu phần ăn khoảng 100g bơ cung cấp 26% vitamin K, 20% axit folic, 14% vitamin B5, 13% vitamin B6, 17% vitamin C, 14% kali và 10% vitamin E mà cơ thể cần.
Quả bơ cũng được xem là loại quả sạch (có lớp vỏ dày) nên các mẹ có thể yên tâm khi ăn nhé! Bơ có thể ăn tươi, xay sinh tố, hoặc chế biến cùng các món trộn salad cũng rất ngon miệng.
Cam
Một ly nước cam đáp ứng đến 20% nhu cầu axit folic mỗi ngày. Quả cam còn được chứng minh giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh ung thư, và có thể dưỡng da và chống lão hóa rất tốt.
Nhiều mẹ còn truyền tai nhau rằng mẹ bầu uống nhiều nước cam sẽ giúp con sinh ra có làn da trắng hồng hào? Không biết đó có phải sự thật hay không nhưng nước cam thực sự tốt và cần thiết cho mẹ bầu. Các mẹ có thể uống 1 ly nước cam mỗi ngày để vừa giải nhiệt, vừa giúp con khỏe mạnh nhé!
Sữa, chế phẩm từ sữa
Nhắc đến sữa và các chế phẩm từ sữa, hẳn các mẹ bầu sẽ nghĩ ngay đến lượng canxi và protein dồi dào. Nhưng bầu có ngạc nhiên khi biết đây cũng là nguồn axit folic rất dồi dào? Trung bình, cứ 1 ly sữa 250 ml, bầu có thể bổ sung khoảng 15 mcg axit folic cho cơ thể.
Ngũ cốc
Trung bình một chén ngũ cốc sẽ chứa khoảng 100 mcg axit folic, 0,5g chất béo, trong số đó chỉ 1% là chất béo gây hại cho cơ thể. So với thịt, 100g thịt bò có đến gần 20g chất béo với 15% là chất gây xơ vữa mạch máu. Vì vậy ngũ cốc là sự lựa chọn rất tốt cho mẹ bầu, các mẹ nên chọn loại ngũ cốc ít đường ít đường nhé! Mẹ nên ăn ngũ cốc vào bữa sáng, có thể thêm sữa hay sữa chua để ăn cùng sẽ rất ngon miệng, dễ ăn.
Trứng
Một quả trứng gà có 25mg axit folic. Không những thế, đây còn là thực phẩm các bà bầu không thể thiếu vì nó có khả năng bổ sung lượng canxi, chất đạm dồi dào. Trứng là món ăn quen thuộc và rất dễ chế biến nên các mẹ hãy tận dụng nó giúp cho con yêu trong bụng luoon khỏe mạnh nhé!
Các loại hạt
Bầu nên thủ sẵn cho mình một túi hạt hướng dương, đậu phộng, hạt dẻ, óc chó… để nhâm nhi những lúc “buồn miệng. Không chỉ giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi, hàm lượng chất béo omega 3 trong các loạt hạt cũng góp phần vào quá trình hình thành và phát triển các tế bào thần kinh của thai nhi.