Quả thật là một điều kì diệu đúng không nào? Bé con đã phát triển vượt bậc so với tuần trước rồi, ở tuần thai kỳ thứ 6 này bé sẽ không ngừng làm mẹ ngạc nhiên về những thay đổi của mình đấy.
- Bé gái 12 tuổi mắc bệnh “người lớn” phải cắt ống dẫn trứng: Mẹ "sốc" bởi nguyên nhân do chính mình gây ra
- Bé trai 7 tháng tuổi bị nhiệt miệng, bà thương cháu dùng “thần dược” trị bệnh khiến bé nguy kịch, hối hận không kịp
Tuần thứ 6 vẫn được coi là giai đoạn đầu mang thai, dù bụng bạn có vẻ phình to hơn đôi chút nhưng bạn vẫn chưa ra dáng một "bà bầu" đâu. Thay vào đó các dấu hiệu thay đổi bên trong mới thật sự khiến bạn bận tâm.
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai tuần 6?
Những cảm giác khó chịu khi mang thai sẽ xuất hiện nhiều hơn trong tuần này. Mẹ hẳn sẽ cảm thấy rất uể oải khi cơ thể đang phải điều tiết cho phù hợp với các nhu cầu của thai kỳ tuần thứ 6, có những ngày mẹ sẽ cảm thấy như chưa được ngủ chút nào, hoặc ngủ vẫn chưa đủ. Ngực trở nên đau, nhạy cảm hơn.
Sự thật thú vị: Mẹ ốm nghén nhiều có thể sinh con thông minh hơn Đọc ngay
Triệu chứng ốm nghén ập đến bất cứ lúc nào khiến mẹ mệt mỏi, buồn nôn. Ước tính đến khoảng 70-80% phụ nữ mang thai bị buồn nôn ở một mức độ nào đó trong ba tháng đầu của thai kỳ nên mẹ hãy chọn các thức ăn dễ tiêu hóa, không nên cố ép bản thân và tránh bỏ lỡ các bữa ăn để tránh tình trạng hạ đường huyết.
Ngoài ra hiện tượng đi tiểu thường xuyên khiến mẹ cảm thấy khá là bất tiện. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thận của mẹ phải làm việc vất vả hơn để đưa chất thải ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó từ tuần thứ 6 trở đi, bạn có thể cảm nhận chút đau ở dưới thắt lưng mà trước khi có thai bạn chưa từng bị. Đây là do áp lực từ tử cung đang lớn dần gây tác động lên cột sống phía dưới. Những cơn đau lưng sẽ đến rồi đi trong suốt thai kỳ, bạn đừng nên dùng đến thuốc giảm đau mà hãy tranh thủ nghỉ ngơi thư giãn.
Bụng của bạn sẽ lớn hơn một chút, vòng eo sẽ dày hơn bình thường. Tâm trạng của mẹ sẽ tiếp tục không ổn định, thay đổi nhanh chóng mặt nên hãy cố gắng thư giãn nhé.
Sự phát triển của thai nhi
Ở tuần thứ 6, em bé có kích thước tương đương một hạt đậu. Chiều dài trung bình của thai nhi tuần thứ 6 là khoảng 5-8mm và sẽ tăng gấp đôi trong tuần tới!
Cụ thể hơn, thai 6 tuần, thai nhi phát triển như thế này rồi đây:
Một khuôn mặt rõ ràng đã xuất hiện: nhìn hình ảnh siêu âm thai 6 tuần tuổi bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì bé có một cái đầu "quá khổ", trán rất to, còn thân mình thì bé xíu. Đây là tuần cho những sự phát triển quan trọng: mũi, miệng và tai. Đôi tai đang phát triển được đánh dấu bằng chỗ lõm nhỏ ở 2 bên đầu. Những đốm đen nơi mắt và lỗ mũi của bé bắt đầu hình thành; Đôi mắt lúc này còn ở vị trí khá xa nhau, gần về phía hai bên thái dương hơn. Khuôn miệng bé đã có lưỡi và các dây thanh âm hình thành.
Thai 6 tuần tuổi đã có tim thai và có thể phát hiện được thông qua siêu âm. Nhịp tim đang đập với tốc độ gần gấp đôi nhịp tim bình thường của mẹ, khoảng từ 100-160 lần/phút đưa máu chảy đi khắp cơ thể tí hon của bé. Bàn tay và bàn chân bé đang nhô ra từ cánh tay và cẳng chân, trông khá giống những mái chèo với lớp màng giữa các ngón. Cả hai bán cầu não của bé đang phát triển, gan đang tạo ra tế bào hồng cầu cho đến khi tủy xương hình thành và đảm nhận vai trò này. Ruột của bé cũng đang phát triển và phổi cũng xuất hiện. Tuyến yên hình thành, cũng như phần còn lại của não, cơ và xương.
Những điều mẹ cần lưu ý khi mang thai tuần 6
Ngoài những thay đổi về cơ thể mẹ bên trên thì một số mẹ cũng có những dấu hiệu đau bụng và ra máu. Ở tuần thứ 6 hay bất kỳ tuần nào trước đó, việc đau bụng và ra máu là khá bình thường, tuy nhiên nếu bạn cảm thấy trầm trọng hơn và quá lo lắng thì hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Mang thai tuần thứ 6 nên ăn gì? Phần lớn các bà mẹ mới có thai đều băn khoăn về chế độ dinh dưỡng khi đang có em bé. Mẹ nên nhớ rằng hãy cứ ăn cho chính mình, đừng vì con mà ăn cho 2 người, mỗi ngày mẹ chỉ nên nạp 2.000 calories là đủ và điều quan trọng chính là sự cân bằng chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cũng như các tuần trước đó mẹ nên tiếp tục tránh xa các chất kích thích, giữ một lối sống lành mạnh, vận động nhẹ nhàng nếu có thể để đảm bảo sức khỏe tốt nhất bước vào tuần mang thai thứ 7 tiếp theo.