Lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi mới nhất 2019, các mẹ nắm lấy để tránh "tiêm sót"

Chăm sóc con 03/04/2019 13:00

Con trẻ dưới 1 tuổi cần tiêm những vắc xin cần thiết, các mẹ nên nắm lịch và theo dõi để tiêm chủng đúng.

Lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi mới nhất 2019

Lúc mới sinh

- Vắc xin lao. Chỉ cần tiêm một liều duy nhất trong đời. Nếu không có các chống chỉ định, thông thường trẻ sẽ được tiêm trong 24-48h sau sinh tại bệnh viện phụ sản và không cần tiêm nhắc lại.

- Vắc xin viêm gan B mũi 1.

Từ 1 tháng tuổi

- Vắc xin viêm gan B mũi 2.

6 tuần tuổi

- Vắc xin phòng bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn mũi 1.

- Vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus liều 1.

Từ 2 tháng tuổi

- Vắc xin viêm gan B mũi 3 (Tiêm nhắc lại mũi 4 sau 1 năm, mũi thứ 5 sau 8 năm).

- Vắc xin Bạch cầu- Ho gà-Uốn ván- Bại liệt mũi 1.

- Vắc xin viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea mũi 1.

Từ 3 tháng tuổi

- Vắc xin Bạch cầu- Ho gà- Uốn ván- Bại liệt mũi 2.

- Vắc xin viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea mũi 2.

- Vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus liều 2.

Lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi mới nhất 2019, các mẹ nắm lấy để tránh 'tiêm sót' - Ảnh 1

Từ 4 tháng tuổi

- Vắc xin Bạch cầu- Ho gà- Uốn ván- Bại liệt mũi 3 (Sau một năm nhắc lại mũi 4).

- Vắc xin viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea mũi 3 (Sau một năm nhắc lại mũi 4).

- Vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus liều 3 (do Mỹ sản xuất).

Lưu ý: Lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi với vắc xin Rotavirus nên hoàn thành trước 7,5 tháng và nên uống vắc xin Rotavirus của Việt Nam trước 6 tháng tuổi.

Từ 6 tháng tuổi

- Vắc xin cúm mũi 1.

Lưu ý: Mũi 2 tiêm sau mũi 1 một tháng, sau đó tiêm vào đầu vụ cúm hàng năm là cuối tháng 9 và đầu tháng 10.

Từ 9 tháng tuổi trở lên

- Vắc xin Sởi- Quai bị- Rubella mũi 1.

Lưu ý: Nếu mũi 1 tiêm lúc 9- 11 tháng thì tiêm mũi 2 sau 6 tháng và tiêm mũi 3 sau 3- 5 năm.

Nếu mũi 1 tiêm lúc trên 1 tuổi thì mũi 2 sau 4 năm.

Có thể tiêm các loại riêng lẻ hoặc kết hợp.

Từ 12 tháng tuổi trở lên

- Vắc xin thủy đậu mũi 1.

Lưu ý: Trẻ từ 12 tháng đến dưới 12 tuổi nên tiêm nhắc lại sau 4 năm.

Trẻ từ 12 tuổi trở lên tiêm mũi 2 mũi cách nhau 6- 8 tuần.

- Vắc xin viêm gan A mũi 1 (Mũi 2 tiêm nhắc lại sau 6- 12 tháng).

- Vắc xin Sởi- Quai bị- Rubella nhắc lại.

- Vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 1.

- Vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 2 (Mũi 2 tiêm sau mũi 1 từ 1-2 tuần).

- Vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 3 (Mũi 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần đến 15 tuổi).

Một số phản ứng sau khi tiêm phòng và cách xử trí

- Sốt: Sau khi tiêm, trẻ có thể bị sốt nhẹ (38 - 38,5oC). Đây là phản ứng bình thường của cơ thể với vắc-xin và có thể tự khỏi sau 1 - 2 ngày. Nếu trẻ bị sốt, mẹ có thể cho con uống thuốc hạ sốt theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt dự phòng ngay sau khi trẻ vừa được tiêm vì làm như vậy là hoàn toàn không có lợi. Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, trên 39oC, bỏ bú liên tục từ 1-2 ngày đi kèm với biểu hiện quấy khóc nhiều, da tím tái, co giật thì cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

- Da sưng đỏ, nổi cục cứng: Một số trẻ do cơ địa nhạy cảm quá mức khiến da sưng đỏ kéo dài và nổi cục cứng tại vị trí mới tiêm xong, tình trạng này có thể kéo dài từ 6-8 giờ. Bạn cần chườm lạnh cho bé để mau chóng giảm đau. Sau 24 giờ tiếp theo, bạn có thể chườm nóng để vết sưng tấy mau biến mất.

- Quấy khóc: Trường hợp trẻ có biểu hiện quấy khóc liên tục hơn ba giờ đồng hồ, trong vòng hai ngày sau khi tiêm chủng, trẻ vẫn có thể có biểu hiện quấy khóc liên tục, không ngủ, cơ thể mệt mỏi, da khô vì mất nước thì cần đưa bé đến bệnh viện để cấp cứu.

- Co giật: Thường là những cơn co giật toàn thân. Trong trường hợp này, cần được điều trị hỗ trợ hô hấp như thông đường thở, hút đàm dãi, thở ôxy. Dùng thuốc chống co giật theo đúng phác đồ xử trí co giật của bác sĩ.

Bị bố mẹ "kiên quyết từ chối" việc tiêm vắc-xin cho con, cậu bé 6 tuổi mắc uốn ván nằm viện hết 19 tỷ

"Tiết kiệm" một liều vắc-xin uốn ván trị giá 30 USD (hơn 700.000 VNĐ) đã khiến họ phải trả tới 811.929 USD viện phí (hơn 19 tỷ VNĐ) sau khi cậu bé mắc bệnh...

TIN MỚI NHẤT