Các chuyên gia cho biết 0 – 1 tuổi là giai đoạn vàng phát triển trí não đầu tiên trong cuộc đời trẻ, trong đó não bộ trẻ đã có sự phát triển vượt bậc. Tròn 1 tuổi, các bé đã biết làm chủ nhiều khả năng, hoạt động, hành vi. Lúc này, trẻ không còn chấp nhận sự chăm sóc thụ động của cha mẹ nữa mà biết phản hồi, tương tác đơn giản với những người xung quanh. Trong quá trình tương tác này, có 1 số biểu hiện dễ dàng nhận ra mức độ phát triển trí não của trẻ.
- Con gái mới lớn đã điệu đà, sửa soạn hơn cả mẹ khiến Khánh Thi bất lực chịu thua
- Dù chưa lấy vợ nhưng Quang Vinh lại ra dáng ông bố bỉm sữa khi ở cùng thiên thần nhỏ này!
Bất kỳ đứa trẻ nào cũng được ba mẹ kỳ vọng sẽ càng lớn càng thông minh, tài giỏi. Vì thế, ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ, một số cha mẹ đã chú trọng tới việc cải thiện IQ cho con mình để trẻ càng lớn càng thông minh, tài giỏi hơn người.
Trên thực tế, theo các chuyên gia khoa học một đứa trẻ có thông minh hay không có thể nhìn thấy ngay từ nhỏ, điều đặc biệt là IQ của trẻ chủ yếu được quyết định bởi các yếu tố sau, có thể do di truyền từ cha mẹ và do sự rèn luyện có được.
Không cần chờ đến khi con lớn lên, chỉ cần nhìn vào các đặc điểm sau của trẻ là đủ biết con có thông minh hay không. Bố mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
- Ngón tay
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng số lượng khớp thần kinh trong não có mối quan hệ nhất định với trí thông minh của trẻ, và số lượng kết nối khớp thần kinh phần lớn phụ thuộc vào kích thích do thế giới bên ngoài mang lại từ thính giác, thị giác và khứu giác. Ngoài ra, điều quan trọng nhất là xúc giác, cha mẹ cẩn thận sẽ thấy rằng trẻ sẽ có thói quen cắn đồ vật, đó là nhận thức của bé về thế giới.
Ngón tay của bé là phương tiện tiếp xúc xúc giác, trên ngón tay có rất nhiều sợi thần kinh, có thể truyền trực tiếp cảm giác khi chạm vào đồ vật lên não, đồng thời ngón tay có thể kích thích các khớp thần kinh trong tế bào thần kinh của não thông qua các vận động khác nhau. Từ đó thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của bé.
Nếu nhận thấy các ngón tay của con mình không linh hoạt, cha mẹ cũng đừng quá lo lắng. Sự phát triển trí tuệ của trẻ của thể được rèn luyện và cải thiện theo từng ngày. Khi tay được rèn luyện, nó sẽ kích thích não vận động nhiều hơn.
- Trí nhớ
Do thể chất khác nhau, dinh dưỡng khác nhau, gen từ ba mẹ khác nhau mà có đứa thông minh bẩm sinh, trí nhớ tốt nhưng cũng có đứa nhờ rèn luyện, học tập mới trở nên giỏi giang.
Khi một đứa trẻ có trí nhớ tốt, chúng có nhiều lợi thế hơn so với bạn bè và dựa vào đó để lưu giữ mọi thứ mình nghe nhìn thấy. Nếu nhận thấy con mình nhớ tốt, cha mẹ nên cho con làm thêm các bài tập bổ trợ trí nhớ, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học của trẻ sau này.
Trẻ có trí nhớ tốt, dạy qua 1 lần đã nhớ, thích tìm hiểu mọi vật xung quanh thì ba mẹ nên dành thời gian để rèn luyện tư duy và trí nhớ cho trẻ, dạy trẻ biết nhiều hơn. Bởi lẽ điều đó rất tốt cho sự phát triển của trẻ, trẻ càng lớn sẽ càng thông minh, tài giỏi, thành người có ích cho xã hội.
- Hoạt ngôn
Có một số đứa trẻ hoạt ngôn, hay nói chuyện, ở đâu sẽ ồn ào đến đó lại thường là những đứa trẻ thông minh hơn người.
Trẻ em nói nhiều thường vì chúng đang tò mò, muốn biết nhiều điều hơn về thế giới xung quanh mình. Vì khi đặt câu hỏi nhiều hơn, bạn sẽ ngẫu nhiên có được nhiều câu trả lời.
Trẻ em nói nhiều có thể sẽ muốn gặp gỡ người khác nhiều hơn và kết bạn một cách dễ dàng, nhanh chóng. Do đó, trẻ sẽ tăng cường các mối quan hệ của minh với người khác. Nếu như điều này trở thành một kỹ năng, nó sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều khi trưởng thành. Đặc biệt là trong công việc, những người có kỹ năng xã hội tốt sẽ dễ thành công hơn.
Vì thế nếu trẻ hoạt ngôn ngay từ bé bố mẹ nên vui mừng và dành thời gian nói chuyện với bé, trả lời những câu hỏi của bé, tư duy bé sẽ ngày càng tốt, tương lai nhất định sáng lạn.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo