Có rất nhiều hành vi của trẻ phản ánh tâm lý bình thường của lứa tuổi nhưng những hành vi dưới đây lại không nằm trong số đó.
- Dạy gì thì dạy, trước 10 tuổi cha mẹ nhất định phải dạy con 5 nguyên tắc ứng xử này
- 15 câu hỏi cha mẹ phải dạy con để ứng phó trong những tình huống nguy hiểm đang cận kề
Trẻ em rất nghịch ngợm và đôi khi hành động thiếu kiểm soát khiến cho cha mẹ vô cùng khó chịu. Đại đa số những hành động này là hoàn toàn bình thường đối với những đứa trẻ, tuy nhiên nếu như chúng xảy ra quá thường xuyên, các bậc cha mẹ nên chú ý đến để chúng không gây ra các vấn đề trong tương lai. Các chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra những hành vi của trẻ mà các bậc cha mẹ nên đặc biệt quan tâm nếu không có thể sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng.
1. Không tha thứ
Thông thường các bậc cha mẹ thường dạy trẻ cách cư xử trong hầu hết các trường hợp gặp phải trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi gặp các tình huống xấu, thay vì tìm cách thoát khỏi xung đột một cách im lặng, trẻ lại cố gắng tìm mọi cách để trả thù - đây là một dấu hiệu không tốt.
Cách giải quyết: Hãy chắc chắn rằng con bạn hiểu được ý nghĩa của sự tha thứ. Hãy là một hình mẫu để trẻ noi theo, dạy trẻ cách phân tích cảm xúc của chính mình và của cả người khác để tìm ra nguyên nhân gây xung đột và giải quyết một cách một cách dễ dàng.
2. Thiếu trách nhiệm
Trong cuộc sống, đôi khi phạm lỗi và sợ phải chịu trách nhiệm, trẻ có xu hướng đổ lỗi cho người khác và mọi thứ xung quanh. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như khi lớn lên trẻ vẫn tiếp tục đổ lỗi như vậy ? Điều đó thật sự tồi tệ.
Cách giải quyết: Dạy cho trẻ học cách tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình từ việc nhỏ đến lớn và cùng trẻ thảo luận về những nguyên nhân dẫn đến hành vi thiếu trách nhiệm của trẻ.
3. Bướng bỉnh quá mức
Sẽ rất tốt nếu một người vừa có thể thỏa hiệp, vừa có thể bảo vệ quan điểm của mình, tuy nhiên nhiều trẻ em lại có xu hướng ương bướng và làm mọi thứ theo ý thích. Cha mẹ nên giúp con mình phát triển kỹ năng thỏa hiệp ngay trong thời thơ ấu vì khi trẻ lớn hơn mọi chuyện sẽ trở nên rất khó khăn.
Cách giải quyết: Tìm hiểu cảm xúc của trẻ và tìm ra lý do mà trẻ ương bướng. Dạy cho trẻ hiểu được cảm xúc và hành động của người khác, nên và không nên làm gì. Bỏ qua việc xin xỏ, tranh cãi, đổ lỗi,... hãy bình tĩnh, thẳng thắn và thỏa hiệp với trẻ từ những việc nhỏ nhặt trong nhà chẳng hạn như: "Thay vì bây giờ, con có thể ăn cái bánh này sau khi ăn cơm xong mà"…
4. Quậy phá
Đôi khi trẻ em quậy phá cha mẹ và người thân để có được thứ chúng muốn. Chúng có thể khóc ở siêu thị hoặc làm những trò khác để được đáp ứng điều mình thích. Tuy nhiên, cách cư xử này sẽ không giúp trẻ có thể xây dựng được mối quan hệ lành mạnh với mọi người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp...
Cách giải quyết: Bạn nên chú tâm đến những thứ đang làm phiền con của mình. Trẻ em thường bắt đầu quậy phá khi không có sự chú ý từ cha mẹ, vì thế điều quan trọng là các bậc phụ huynh nên dành đủ thời gian cho trẻ. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh, đừng la mắng hay đe dọa trẻ.
5. Sợ thay đổi
Đối với trẻ em, tốt hơn hết là nên thực hiện mọi thứ theo quy tắc và các hành động tương tự. Tuy nhiên, khi lớn lên trẻ cần làm quen với sự thay đổi và học được cách chấp nhận chúng. Trong thế giới hiện đại, việc bảo thủ quá mức có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Nếu như con bạn có những biểu hiện sợ sự thay đổi, hãy thật chú ý.
Cách giải quyết: Bạn hãy nói cho trẻ về những thay đổi có thể có và giải thích những điều có thể xảy ra. Kiểm soát cảm xúc để trẻ em có thể nhận thấy sự lo lắng của bạn cho tình trạng của trẻ. Tìm đến những người bạn của trẻ để trẻ có thể chấp nhận những thay đổi cùng với những người bạn của mình.
6. Hành động tự phát
Hành động tự phát của trẻ rất dễ thương nhưng đôi khi lại mang đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trẻ có thể nói và hành động mà không suy nghĩ về hậu quả dù chúng gây khó chịu cho chính trẻ và những người xung quanh.
Cách giải quyết: Bình tĩnh và phân tích cùng với trẻ, tìm hiểu lý do tại sao trẻ lại làm điều đó. Hãy để cho trẻ cố gắng tự giải quyết hậu quả do chính mình gây ra. Dạy trẻ tự kiểm soát bản thân, đặt ra các quy tắc nhất định khi trẻ hành động bốc đồng và khen ngợi trẻ khi thực hiện tốt các quy tắc này.
7. Không có khả năng tự giải trí một cách phù hợp
Theo các nghiên cứu của chuyên gia thì có rất ít trẻ em có thể tự giải trí một mình nếu như không có bạn bè và các thiết bị tiện ích bên cạnh. Trẻ em cần phải học cách tự duy trì và tập trung cảm xúc của chính mình để tránh khỏi việc không biết đối phó như thế nào trước một sự việc có thể xảy ra.
Cách giải quyết: Nói chuyện và dành thời gian ở bên cạnh trẻ. Cho phép trẻ sử dụng các thiết bị tiện ích trong một khoảng thời gian nhất định. Hướng dẫn trẻ tìm hiểu những gì trẻ thích và không thích, sau đó giúp trẻ tìm thấy những sở thích khác ngoài điện thoại và máy tính.
Nếu như bạn không thể tự mình giải quyết các hành vi của trẻ kể trên, hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý. Bởi có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến những hành vi phá hoại ở trẻ và chỉ có các bác sĩ mới có thể chẩn đoán chính xác các vấn đề về tinh thần.