“Trận chiến” chiến tắc tia sữa của 1 bà mẹ đang cho con bú kéo dài suốt 10 tuần, tiêu tốn tiền của và đã làm đổi màu bầu ngực của bà mẹ này vĩnh viễn.
“Trận chiến” chiến tắc tia sữa của 1 bà mẹ đang cho con bú kéo dài suốt 10 tuần, tiêu tốn tiền của và đã làm đổi màu bầu ngực của bà mẹ này vĩnh viễn.
Gửi các chị nuôi con bằng sữa mẹ: Chẳng ai muốn thấy ngực của các chị đâu!
Ngực xệ, bụng rạn, mặt phù - tấm ảnh "trần trụi" sau sinh khiến hàng nghìn người đồng cảm
Cho con bú là một việc rất tuyệt vời, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng như bạn nghĩ. Sau khi sinh đứa con đầu lòng, tôi cần tới ba ngày để có sữa. Cảnh tượng đứa con mới chào đời gào khóc và đói lả khiến bạn cảm thấy bất lực. Tôi đã khóc vì tôi quá áp lực. Tôi đã khóc vì tôi quá mệt mỏi. Tôi đã khóc vì tôi cảm thấy tôi đã thất bại vì không thể cho con ăn. Và tôi khóc vì núm vú của tôi rất đau. Không ai nói với bạn cảm giác đau tồi tệ khi bạn cho con bú những ngày đầu. Chúng tôi không hề gặp vấn đề gì với phương pháp cho con bú, chỉ là tôi cần thêm thời gian để núm vú "quen" với nhiêm vụ mới.
Tình trạng của bà mẹ sau khi chữa khỏi căn bệnh do tắc tia sữa gây nên.
Khi cậu con trai thứ hai chào đời, tôi nhận ra chúng tôi có thể “hợp tác” với nhau khá dễ dàng. Thằng bé bú mẹ mà không gặp vấn đề gì. Ngày đầu tiên trôi qua rất nhẹ nhàng. Nhưng sau đó cảm giác đau đớn ấy quay lại. Cảm giác đau như địa ngục vậy. Mỗi lần cho thằng bé bú, tôi lại khóc. Núm vú của tôi bị nứt và đau đớn, chúng thậm chí còn chảy máu thấm qua chiếc áo tôi đang mặc.
Rồi tôi bắt đầu bị tắc tia sữa. Tôi làm đủ mọi cách mà mọi người gợi ý nhưng không cách nào hiệu quả. Một tuần sau, tôi bắt đầu lên cơn sốt rét, lạnh run người. Tôi liên lạc với bác sỹ gia đình và uống một liều thuốc kháng sinh, nhưng sau đó, cơ thể tôi vẫn không khá hơn. Tôi đến bệnh viện khám, họ cho tôi dùng liều thuốc kháng sinh thứ hai, nhưng tình trạng đó vẫn tiếp diễn.
Tôi cực kỳ khó chịu. Bầu vú tôi bị sưng lên một cục to bằng quả bóng gofl và cứng như đá. Khi chạm vào nó rất nóng, vì vậy chắc chắn nó đã bị nhiễm trùng. Tôi đăng tin lên một nhóm những bà mẹ cho con bú trên Facebook và một vài người đã bình luận rằng họ cũng từng gặp vấn đề tương tự như vậy và cục sưng của họ được bác sỹ phẫu thuật. Tôi ngay lập tức gọi điện cho bác sỹ của tôi.
Ngày hôm sau, bác sĩ tiến hành siêu âm cục sưng để kiểm tra liệu tôi có bị áp-xe không. Tiếp đó, tôi rợn người khi chứng kiến bác sỹ luồn một cái ống dài vào bầu ngực của tôi và hai ống xi-lanh chứa đầy chất dịch. Việc đó kết thúc rất nhanh, nhưng bác sỹ cảnh báo tôi rằng có người phải hút dịch nhiều lần, hoặc trong trường hợp xấu nhất, tôi phải đặt stent trong bầu vú để hút dịch liên tục. Điều này có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con nếu tôi đủ may mắn để tiếp tục cho con bú bên bầu vú đó.
Sau một vài ngày, cục sưng lại xuất hiện. Tôi liên lạc với bác sỹ lần nữa và lần này họ giới thiệu tôi đến gặp một bác sỹ phẫu thuật có kinh nghiệm khác. Họ siêu âm một lần nữa, tiêm thuốc gây tê và hút bỏ chất dịch. Sau lần này, tôi phải ngồi lại trong xe một lúc bởi quá choáng váng.
Tôi phải quay lại trung tâm này đến 7 lần nữa để hút dịch. Nhờ uống thuốc kháng sinh và hút dịch hàng tuần đã giúp tôi tiếp tục cho con bú và không gây ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa. Bác sĩ phụ trách cũng giúp tôi liên lạc với một chuyên gia tư vấn bú sữa mẹ. Vị chuyên gia đó phỏng đoán vấn đề tôi gặp phải là do những ngày đầu núm vú tôi bị rách và vi khuẩn có thể đã xâm nhập vào cơ thể tôi.
Con trai tôi giờ đã 5 tháng tuổi, tôi đã biết cách tiếp tục cho con bú sau tất cả những gì xảy ra. “Trận chiến” đó kéo dài suốt 10 tuần, tiêu tốn của tôi hơn 600$ (hơn 13 triệu đồng) và nó còn làm đổi màu bầu ngực tôi vĩnh viễn. Tôi chia sẻ câu chuyện này với hy vọng sẽ không ai gặp phải vấn đề đau đớn như tôi. Và tôi cũng muốn mọi người hiểu rằng cho con bú có thể phải đối mặt với triệu chứng đáng sợ như thế nào. Nếu không nhờ các mẹ trong hội nhóm trên facebook, tôi sẽ không thể biết đến áp-xe bầu vú. Vậy nên tôi mong các bạn hãy lên tiếng. Hãy chia sẻ câu chuyện của các bạn với những bà mẹ khác.