Việc xây dựng thực đơn các món ăn dặm cho bé 8 tháng là một trong những vấn đề quan trọng cần được mẹ quan tâm hàng đầu bởi đây được xem là “yếu tố vàng” để bé được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ. Để bé phát triển khỏe mạnh, tăng cân đều đòi hỏi mẹ phải xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, hợp lý.
- Mẹ đang cho con ăn dặm không thể bỏ qua món cháo bò dinh dưỡng tuyệt ngon này
- Mẹ có bé ở độ tuổi ăn dặm nhất định không thể bỏ qua món cháo tôm rau củ đầy dinh dưỡng này
Lượng thức ăn dặm cho bé 8 tháng
Bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ? Khi trẻ bước vào tháng thứ 8, nhu cầu dinh dưỡng có những chuyển biến đáng kể. Khi đó dinh dưỡng tối thiểu mà bé cần nạp vào cơ thể mỗi ngày khoảng ½ lít sữa/ ngày và khoảng 3 bữa bột (cháo)/ ngày. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia về dinh dưỡng thì hàm lượng thức ăn trong các món ăn dặm cho bé 8 tháng mỗi bữa phải rơi vào khoảng 200 ml.
Với đòi hỏi về hàm lượng dinh dưỡng trên, trung bình mỗi ngày bé nên có từ 2 – 3 bữa ăn/ngày. Lúc này, các món ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi trở thành bữa ăn chính, có thể đan xen thêm vài bữa phụ. Bữa ăn phụ cho bé có thể là những thực phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa, sự phát triển của trẻ như: phô mai, sữa chua, váng sữa…
Về dinh dưỡng, món ăn dặm cho bé 8 tháng cần được đáp ứng đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: protein, lipid, glucid, vitamin, khoáng chất… tương ứng mỗi ngày trẻ cần: 50 – 60gr thịt/cá/tôm…, 50 – 60gr gạo tẻ trắng, 15g dầu và một lượng lớn trái cây, rau xanh…
Trong đó, những thực phẩm như trái cây, thịt rau cần được băm nhỏ hay xay nhuyễn để trẻ dễ hấp thu và tốt hơn cho hệ tiêu hoá còn non nớt của trẻ. Ngoài ra, khi áp dụng các công thức ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi, mẹ cần lưu ý duy trì chế độ nhiều rau xanh, thịt xay, trái cây vì các loại thức ăn này sẽ giúp trẻ dễ nuốt, cung cấp các dinh dưỡng như: carbohydrate, protein, vitamin C, vitamin A, đặc biệt là chất xơ… cần thiết cho sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Cách chế biến thức ăn dặm cho bé 8 tháng
Nếu trẻ nhà bạn đang trong giai đoạn tập ăn, hãy thường xuyên thay đổi thực đơn trong mỗi bữa ăn để kích thích sự thèm ăn ở trẻ cũng như đảm bảo bổ sung cho trẻ đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết trong ngày. Mẹ có thể áp dụng một vài gợi ý về cách nấu đồ ăn dặm cho bé 8 tháng với các món cháo ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi dưới đây.
Cháo cà chua đậu hũ
Nguyên liệu: 4 muỗng súp bột gạo, 1 bát nước lọc (có thể thay bằng cháo gạo tẻ nấu nhuyễn), 1 muỗng súp cà chua băm nhỏ, 1 muỗng súp đậu hũ non tán nhuyễn, 1-1,5 thìa café dầu ăn.
Thực hiện: Cho cà chua, đậu hũ vào nồi và thêm một chút nước rồi nấu chín mềm. Sau đó cho thêm bột gạo hoặc cháo trắng đã nấu chín vào cùng, khuấy đều cho đến khi sôi thì tắt bếp, khi cháo nguội cho thêm dầu ăn.
Cháo thịt nấm
Nguyên liệu: 4 thìa súp bột gạo (hoặc cháo trắng nấu chín nhừ), 1 thìa súp nấm rơm băm nhuyễn, 1 thìa súp thịt nạc heo xay nhuyễn, 1 - 1,5 thìa café dầu ăn
Thực hiện: Thịt heo nấu chín với 1 bát nước, sau khi thịt chín nấu cùng với bột gạo (hoặc cháo trắng, tiếp tục cho thêm nấm rơm vào nấu đến khi sôi thì tắt bếp. Khi cháo nguội thì cho thêm chút dầu ăn vào rồi cho bé thưởng thức.
Cháo thịt heo bí đao
Nguyên liệu: 4 thìa súp bột gạo hoặc cháo gạo tẻ nấu chín mềm, 1 thìa súp bí đao băm nhuyễn, 1 thìa súp thịt nạc heo xay nhuyễn, 1 -1,5 thìa café dầu ăn (hoặc dầu oliu)
Thực hiện: Thịt heo nấu sôi cùng với 1 bát nước, khi thịt chín thì cho tiếp bí đao, bột gạo đã hoà cùng với nước (hoặc cháo chín) đun sôi một lần nữa thì tắt bếp. Khi cháo bớt nóng cho thêm chút dầu ăn vào và để nguội cho rồi cho bé thưởng thức.
Món cháo thịt heo bí đao này rất dễ ăn, có tính ngọt mát, kích thích tiêu hoá và giàu dinh dưỡng, là một trong những thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng được rất nhiều mẹ bỉm sữa yêu thích và áp dụng cho bé.
Cháo thịt heo cải ngọt
Nguyên liệu: 4 thìa súp bột gạo (hoặc cháo gạo tẻ nấu chín), 1 thìa súp cải ngọt băm nhuyễn, 1 thìa súp thịt nạc heo xay, 1-1,5 thìa café dầu ăn.
Thực hiện: Thịt heo đem nấu chín cùng với 1 bát nước, sau khi thịt chín tiếp tục cho cải ngọt, bột gạo hoà cùng nước (hoặc cháo trắng nấu mềm) và đun đến khi sôi thì tắt bếp. Múc cháo ra để nguội bớt, tiếp tục cho vào chút dầu ăn rồi khuấy đều, cháo nguội mang cho bé thưởng thức.
Cháo tôm với cải bẹ trắng
Nguyên liệu: 4 thìa súp bột gạo (hoặc cháo gạo tẻ nấu chín), 1 thìa súp cải bẹ trắng làm sạch và băm nhuyễn, 1 thìa súp tôm bóc vỏ và băm nhuyễn, 1-1,5 thìa café dầu ăn
Thực hiện: cho 1 bát nước vào nồi và đun sôi rồi cho rau cải vào nấu chín, sau đó tiếp tục cho tôm, bột gạo đã hoà cùng nước (hoặc cháo gạo tẻ nấu nhừ) vào và nấu sôi rồi tắt bếp. Khi cho trẻ ăn, để cháo nguội bớt thì cho vào chút dầu ăn và khuấy đều rồi cho bé thưởng thức. Món cháo tôm cải bẹ trắng rất giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hoá nên thường nằm trong thực đơn cho bé 8 tháng nhẹ cân, kén ăn.
Lưu ý khi xây dựng thực đơn món ăn dặm cho bé 8 tháng
Đảm bảo thực đơn giàu dinh dưỡng
Mẹ cần thay đổi linh hoạt thực đơn mỗi ngày cho trẻ, dù là các món bột ăn dặm cho bé 8 tháng hay các món cháo thì cũng nên nhớ không chỉ nấu mỗi một món và cho bé dùng từ sáng đến tối. Việc này không chỉ làm ảnh hưởng đến dinh dưỡng, chất lượng của món ăn mà vô tình còn khiến bé cảm thấy chán ăn, sợ hãi với mỗi bữa ăn.
Ngoài việc chú trọng các món ăn dặm cho bé 8 tháng, mẹ cũng nên bổ sung sữa, sữa chua, phô mai… cho trẻ vì đây là những thực phẩm tốt cho sự phát triển thể chất, hệ cơ, xương.
Có kế hoạch thời gian biểu khoa học
Bên cạnh việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân, mẹ cũng cần đảm bảo thời gian biểu cho bé thật khoa học. Trung bình trẻ 8 tháng tuổi cần phải ngủ đủ 2–3 tiếng vào ban ngày và khoảng 11–12h ban đêm. Khi bé bắt đầu tập ăn dặm, mẹ nên lên lịch trình ăn uống các bữa sáng - trưa - tối một cách thật hợp lý, khoa học để giúp bé có thể dần làm quen với giờ giấc ăn uống đều đặn mỗi ngày kể cả lúc bé không cảm thấy đói. Hãy cho bé ăn khoảng 2–3 bữa chính trong ngày, đan xen với đó là những bữa ăn nhẹ (có thể bổ sung thêm hoa quả, váng sữa, phô mai, sữa chua…). Ngoài ra, mẹ có thể cho bé uống thêm sữa.
Với thực đơn món ăn dặm cho bé 8 tháng lượng thức ăn nên vừa phải, không quá nhiều, không nên ép trẻ ăn khi trẻ không muốn để tránh tình trạng gây ra áp lực, nỗi sợ hãi trong trẻ mỗi khi đến bữa ăn.
Trên đây là một vài thông tin và gợi ý món ăn dặm cho bé 8 tháng, hy vọng mẹ có thể chế biến thêm nhiều món ăn ngon dành cho bé, giúp bé bổ sung đầy dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh, toàn diện mỗi ngày.