Đến tháng tuổi này mà trẻ vẫn nằm ngủ nghiêng cổ sang 1 bên thì cha mẹ chú ý đưa con đi khám ngay

Chăm sóc con 05/06/2020 14:00

Rất dễ dàng nhận ra một sự thật thú vị là hầu như đứa trẻ sơ sinh nào khi nằm ngủ cũng thường nghiêng đầu về 1 bên.

Sau khi em bé chào đời, được ngắm con yêu mỗi ngày chính là niềm hạnh phúc lớn lao của tất cả các bà mẹ. Có người thú nhận rằng họ ngắm con suốt cả ngày không biết chán. Thế nên, bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở con cũng khiến các mẹ đặc biệt chú ý.

Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ. Vì thế, khi thấy con cứ suốt ngày ngủ nghiêng đầu về 1 bên, những người lần đầu làm mẹ hết sức lo lắng.

Tại sao bé hay nằm nghiêng cổ về một bên khi ngủ?

Tìm những nơi có ánh sáng

Ở những tháng đầu sau khi lọt lòng, khả năng nhìn của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Chúng thường không thể nhìn xa và nhìn rõ, vì thế, theo phản xạ tự nhiên, chúng sẽ nghiêng đầu tìm kiếm về phía có ánh sáng. Đó là lý do vì sao khi mẹ đặt bé ở trên giường, bé sẽ luôn quay đầu về phía cửa sổ, hướng về phía ánh sáng mặt trời.

Tuy nhiên, nếu ngoảnh cổ về một phía trong thời gian dài, hình dáng đầu của bé sẽ bị ảnh hưởng, có thể là bị méo đầu, bẹp đầu. Vì thế, cha mẹ nên thay đổi vị trí nằm cho con, đảm bảo bé nhìn cân bằng về hai hướng để không ảnh hưởng đến hình dáng đầu bé.

Đến tháng tuổi này mà trẻ vẫn nằm ngủ nghiêng cổ sang 1 bên thì cha mẹ chú ý đưa con đi khám ngay - Ảnh 1

Có bé thích nằm quay đầu sang bên trái, có bé lại hay quay sang phải.

Cổ bé còn yếu

Trẻ sơ sinh còn rất non nớt và cần sự nâng đỡ, bế bồng của người lớn. Em bé không thể ngồi dậy và tự đi lại, ngay cả việc tự xoay cổ, xoay đẩu, cất cao cổ cũng không thể làm được. Thế nên trong lúc ngủ, trẻ cũng hay nằm với tư thế nghiêng đầu về một bên.

Đến tháng tuổi này mà trẻ vẫn nằm ngủ nghiêng cổ sang 1 bên thì cha mẹ chú ý đưa con đi khám ngay - Ảnh 2

Việc cha mẹ cần làm để giúp trẻ mau cứng cáp là đặt trẻ tập nằm sấp. Việc nằm sấp sẽ giúp trẻ có phản xạ ngóc cổ dậy, luyện tập cơ cổ, từ đó mà tự di chuyển được cổ như người lớn.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể bế đứng và nâng đỡ đầu, cổ trẻ một cách hợp lý, đảm bảo trẻ được quay sang cả trái, cả phải, không bị mất cân bằng. Dần dần, điều này sẽ giúp trẻ bớt ngủ nghiêng đầu sang một bên.

Thông thường, em bé có thể ngẩng đầu khi được 4 tháng tuổi. Lúc này, cha mẹ không nên lo lắng về việc bé ngủ bị nghiêng đầu về một hướng. Hãy để bé tự kiểm soát đầu của mình. Nhưng nếu được 4 tháng tuổi mà bé vẫn ngủ với tư thế nghiêng đầu một bên thì cha mẹ cần đưa em bé đến bệnh viện để kiểm tra xem cổ có vấn đề gì không.

Phản xạ quay đầu về phía mẹ

Trẻ sơ sinh hay ngủ suốt cả ngày nhưng ngay cả khi em bé không mở mắt, chúng cũng sẽ vô thức quay đầu về phía mẹ. Nếu mẹ ngủ bên trái của em bé, đầu của em bé sẽ bị lệch về bên trái và ngược lại.

Do đó, để tránh cho cổ bé gặp vấn đề, bố mẹ có thể thường xuyên thay đổi vị trí ngủ để không cần phải lo lắng chuyện cổ bé bị vẹo nữa.

Đến tháng tuổi này mà trẻ vẫn nằm ngủ nghiêng cổ sang 1 bên thì cha mẹ chú ý đưa con đi khám ngay - Ảnh 3

Trẻ sơ sinh nằm ngủ ở tư thế nào là tốt nhất?

1. Nằm ngửa có lợi cho sự phát triển của bé

Nằm ngửa là tư thế phù hợp nhất cho bé ngủ, giúp các đặc điểm trên khuôn mặt của bé phát triển cân xứng hơn, đồng thời tư thế này không chèn ép các cơ quan cơ thể, rất tốt cho sự phát triển của trẻ.

Nhưng một số trường hợp nằm ngửa không phù hợp với bé, chẳng hạn như những bé bị trào ngược, hay nôn trớ. Lúc này, nằm ngửa sẽ khiến sữa, nước bọt không chảy được ra ngoài, có thể tràn vào đường thở gây nghẹt thở hoặc tràn vào tai gây viêm tai. Do đó, sau khi cho bé ăn, cha mẹ nên bế bé dậy vỗ ợ hơi để giảm tình trạng nôn trớ. Có bé bị trào ngược nhiều thì nên sử dụng gối chống trào ngược để bé ngủ ngon hơn.

Đến tháng tuổi này mà trẻ vẫn nằm ngủ nghiêng cổ sang 1 bên thì cha mẹ chú ý đưa con đi khám ngay - Ảnh 4

Trẻ sơ sinh nên nằm ngửa khi ngủ.

2. Nằm nghiêng bên phải giúp trẻ dễ thở hơn

Nếu bé nhà bạn hay nằm nghiêng khi ngủ, hãy cho bé nằm nghiêng bên phải để tim không bị chèn ép. Tư thế này cũng giúp cải thiện tình trạng bị trào ngược. Lưu ý không để bé ngủ bên phải thường xuyên vì sẽ khiến đầu, mặt bé phát triển bất cân xứng hai bên. Bố mẹ nên giúp bé thay đổi tư thế ngủ để hình dáng đầu bé phát triển hoàn chỉnh.

Có những bé ngủ theo tư thế chẳng giống ai như nằm sấp, nằm vắt vẻo. Cho dù bố mẹ có chỉnh sửa lại thì chỉ được một lúc, bé lại xoay sang tư thế khác. Trong trường hợp này, nếu bé không gặp các vấn đề về trào ngược, hô hấp, bố mẹ để ý thấy con ngủ ngoan thì có thể để mặc bé ngủ như vậy. Tuy nhiên, vẫn nên chú ý bé trong lúc ngủ vì trẻ sơ sinh cơ cổ còn yếu, bé chưa thể tự xoay xở được nên cần kịp thời phát hiện những tình huống nguy hiểm khi bé đang ngủ.

Cách làm gối đinh lăng cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà giúp con ngủ êm giấc, thấm hút mồ hôi đầu

Gối đinh lăng không những giúp cho trẻ ngủ sâu hơn mà còn có rất nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe của trẻ. Cha mẹ có thể học ngay cách làm gối đinh lăng cho trẻ sơ sinh rất đơn giản dưới đây để tự tặng cho con mình những món quà ý nghĩa.

TIN MỚI NHẤT