Con chị Nguyễn Thùy Linh ở Hà Nội lên nhọt ở đầu nhưng chị không cho con đi viện khám mà tự điều trị theo phương pháp truyền miệng khiến bé bị nhiễm khuẩn nặng.
- Bé gái 17 tháng tuổi nguy kịch bởi mẹ nhất quyết không chịu làm điều này cho con, hối hận cũng không kịp
- 4 sai lầm kinh điển mà các bà mẹ Việt thường mắc khi chăm con bị sốt, bỏ ngay đi còn kịp
“Ngày đầu em mọc mụn mẹ nghĩ mụn ngứa, chắc không sao sẽ nhanh hết thôi. Ngày thứ 2, em bắt đầu nổi ban, mẹ và bà đều bảo em nóng quá bị dị ứng, chỉ cần tắm lá kinh giới. Ngày thứ 3, em bắt đầu nổi ban dày hơn, ngứa gãi rất nhiều và bắt đầu sốt.
Đêm thứ 3, em của mẹ sốt liên tục 40-41 độ không thể hạ dù đã cho uống thuốc hạ sốt. Em mệt mỏi, mắt lờ đờ không chịu bú mẹ.
Sáng ngày thứ 4, mẹ mới cho em đi khám và nhập viện. Bác sĩ bảo, mụn nhọt vùng đầu khiến nhiễm trùng toàn thân và đã có sự nhiễm khuẩn. Lúc này toàn thân em phù nề. Vậy là hành trình của em và mẹ bắt đầu. Bác sĩ đưa em đi làm thủ thuật rạch chỗ mụn và nặn được rất nhiều mủ. 3 ngày trôi qua, đầu em vẫn đầy mủ. Em tiêm kháng sinh khá nhiều, có những lúc bàn tay nhỏ xíu vỡ ven đến 7 lần/ngày.
Em đau lắm nhưng em không khóc. Em mẹ mạnh mẽ lắm nhưng chính điều này lại làm mẹ không kìm nổi nước mắt. Ngày thứ 6 trôi qua, em tạm ổn nhưng vẫn còn dịch. Do tiêm nhiều kháng sinh nên em bắt đầu chuyển sang tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa”. Đó là chia sẻ của bà mẹ Nguyễn Thùy Linh về tình trạng của con trai Bánh Mỳ 8 tháng 4 ngày tuổi trên một hội nhóm.
Bài viết của Nguyễn Thùy Linh nhanh chóng nhận được sự quan tâm từ các bà mẹ bỉm sữa. Nhiều ý kiến trách cô quá chủ quan vì đến mãi ngày thứ 4 mới cho đi viện, song cũng có luồng ý kiến thừa nhận đây là tâm lý chung của không ít bà mẹ Việt.
Khi thấy con xuất hiện một số biểu hiện khác thường, thay vì đưa đến bệnh viện thăm khám thì lại đưa lên hội nhóm hỏi ý kiến, rồi tự ý cho uống thuốc hay chữa theo phương pháp dân gian được truyền miệng.
Sau khi sức khỏe con tốt dần lên, Nguyễn Thùy Linh mới dám thở phào nhẹ nhõm và cảm thấy vô cùng hối hận vì sự chủ quan của mình. Từ vết mụn nhỏ, sau 3 ngày đã nhanh chóng sưng to và đầy mủ, đồng thời gây sốt cao, chỉ cần đưa vào viện chậm hơn thì sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây co giật.
Nói về quyết định chia sẻ câu chuyện của mình lên mạng xã hội, Nguyễn Thùy Linh biết sẽ nhiều người trách mình, nhưng cô vẫn làm. “Tôi muốn kể trường hợp của em Bánh mỳ nhà tôi làm lời cảnh tỉnh cho các mẹ có con nhỏ, để họ nhớ rằng một cái mụn bé xíu của con cũng rất nguy hiểm”, Nguyễn Thùy Linh nói.
Cách chăm sóc mụn cho trẻ sai cách
Nhiều sai lầm khác xuất phát từ những thói quen trị mụn nhọt cho con của các bà mẹ như
- Chà xát, nặn, dùng kim chích khiến mụn nhọt ở trẻ bị vỡ, sưng tấy, lở loét, viêm nhiễm.
- Đắp hoặc tắm cho trẻ bằng các bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc khiến da trẻ bị kích ứng, viêm da.
- Tắm cho trẻ sản phẩm chứa chất tạo bọt, chất bảo quản, chất tẩy rửa, chất tạo mùi làm tình trạng mụn nhọt nặng hơn.
- Tùy tiện cho trẻ uống kháng sinh hoặc bôi thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sỹ.