Đặc biệt bà mẹ trẻ để ý thấy con thường xuyên ngứa mông, hay lấy bàn tay gãi vào tầm chiều tối, đêm ngủ trằn trọc.
- Bác sĩ Nhi hướng dẫn mẹ cách tẩy giun cho trẻ 2 tuổi
- Để sử dụng dầu tràm đúng cách, tránh làm tổn thương da trẻ sơ sinh, mẹ cần biết điều này
Bà mẹ trẻ Xiaoru (25 tuổi, người Trung Quốc) có một cô con gái năm nay 3 tuổi. Vì cả Xiaoru và chồng cô đều bận rộn, không có nhiều thời gian chăm sóc con nên cặp đôi gửi con gái cho mẹ chồng chăm sóc và chỉ qua thăm con mỗi cuối tuần.
Thời gian gần đây, mỗi khi đón con gái từ nhà mẹ chồng về, Xiaoru đều để ý thấy cô bé có nhiều vết xước ở mông. Đặc biệt bà mẹ trẻ để ý thấy con thường xuyên ngứa mông, hay lấy bàn tay gãi vào tầm chiều tối, đêm ngủ trằn trọc.
Lo lắng, thậm chí từng nghĩ con có dấu hiệu bị xâm hại, Xiaoru đưa con đi khám. Kết quả kiểm tra khiến bà mẹ trẻ rùng mình: Bác sĩ cho biết, con gái của Xiaoru đã bị nhiễm giun kim. Khi soi ở vùng hậu môn còn nhìn rõ những con giun đang ngo ngoe.
Hóa ra, khi ở nhà với bà nội, cô bé thường xuyên không rửa tay trước khi ăn nhưng lại được bà bỏ qua không nhắc nhở. Khi cô bé dùng tay hãi hậu môn rồi cầm vào đũa, bát, đồ ăn thức uống, bệnh lại càng phát triển, sinh sôi nhanh.
Trẻ nhỏ và những mối nguy bệnh giun kim
Giun kim là một loại giun cư trú ở ruột già, đẻ trứng vào ban đêm ở hậu môn, thường lây nhiễm từ hậu môn vào miệng qua bàn tay, quần áo, giường chiếu. Nhiễm giun kim hay gặp ở trẻ nhỏ, ban đêm trẻ thường khó ngủ, hay quấy khóc do ngứa hậu môn và thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, phân lỏng đôi khi có lẫn máu và chất nhầy. Do ngứa nên trẻ gãi nhiều sẽ làm hậu môn xây xát dễ nhiễm khuẩn. Có thể phát hiện thấy giun kim ở hậu môn vào buổi tối khi trẻ ngứa hoặc tìm trứng giun kim trong phân.
Nhiễm giun đường ruột là tình trạng khá phổ biến tại các nước nằm trong vùng nhiệt đới. Ở nước ta có tới 70-80% trẻ em bị nhiễm giun đường ruột. Nguyên nhân do khí hậu nóng ẩm, môi trường ô nhiễm, thói quen ăn uống thiếu vệ sinh. Hậu quả của nhiễm giun đường ruột làm cho trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng và các biến chứng nguy hiểm.
Để phòng tránh nhiễm giun ở trẻ em, mẹ cần tăng cường vệ sinh cá nhân và môi trường. Đối với trẻ cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. Ăn chín, uống nước đun sôi để nguội. Đi đại tiện vào hố xí, trẻ nhỏ đi vào bô. Không đi chân đất hoặc bò lê la dính đất để tránh ấu trùng giun móc chui qua da. Tẩy giun định kỳ cho trẻ trên 2 tuổi 6 tháng/lần, nhất là trẻ em tuổi học đường.
Đối với người chăm sóc trẻ điều quan trọng là giữ gìn vệ sinh ăn uống cho trẻ. Sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt ăn uống của trẻ. Rửa tay sạch khi chế biến thứ ăn, khi cho trẻ ăn, sau khi đại tiện. Thức ăn đậy kín không để ruồi, nhặng đậu vào, không để rác thải bừa bãi gần trẻ.