Thấy con gái tự ý ra phòng khách ngủ, bà mẹ quyết định kiểm tra camera và phát hiện ra một sự thật không ngờ tới.
- 8 thực phẩm dinh dưỡng tuyệt đối không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi
- Ho do cúm mùa ở trẻ – Cách phòng và điều trị hiệu quả mẹ nên biết
Trước đây, một bà mẹ người Trung Quốc từng gây xôn xao khi đăng tải đoạn video ghi lại cảnh con gái mình đi lại trong phòng khách giữa đêm.
Theo lời kể của người mẹ tên là Bảo Mã (giấu danh tính), đêm đó chị tỉnh dậy đi vệ sinh thì thấy cô con gái 10 tuổi đang ngủ ngon lành trên ghế sofa ngoài phòng khách, chị liền đưa con về phòng ngủ mà không suy nghĩ gì nhiều. Sáng hôm sau, Bảo Mã hỏi con gái về lý do con ra ngoài phòng khách ngủ nhưng cô bé không hề có tí kí ức nào về chuyện đó. Chị quyết định xem lại carema của tối hôm trước.
Camera ghi lại cảnh con gái 10 tuổi của chị từ từ bước ra phòng khách vào lúc 1 giờ 14 phút sáng, cô bé liên tục đi lòng vòng quanh phòng trong bóng tối, sau đó tự đi vào phòng ngủ. Tiếp đó, cô bé quay lại phòng khách lần nữa, rồi nằm gục xuống trên ghế sô pha. Sau khi xem lại camera, chị Bảo Mã lập tức đổ mồ hôi vì sợ hãi, chị nhớ ra gần đây con có nhiều biểu hiện bất thường nên đã đưa bé đi khám và nhận được kết luận cô bé đang mắc chứng mộng du.
Thực tế, các trường hợp trẻ mắc chứng mộng du không hề hiếm và thậm chí có thể gây tai nạn cho trẻ.
Trước đây, camera giám sát tại một khách sạn Thái Lan tên D Varee Jomtien Beach đã ghi lại cảnh một bé gái 5 tuổi bình tĩnh bước về phía lan can tầng 11 và trèo qua gờ lan can để đi xuống, cô bé đã bị ngã xuống mặt đất từ độ cao 30m ở tầng 11. Theo thông tin từ khách sạn, vào thời điểm xảy ra tai nạn, bố của nạn nhân là Decha Sookplum, 43 tuổi, đang tham gia họp lớp cấp 3 ở khách sạn. Ông cho biết con gái mình thường xuyên bị mộng du. May mắn là cô bé dù bị ngất lịm đi sau cú ngã nhưng không bị ảnh hưởng gì về não bộ hay thần kinh, nhưng bị gãy tay chân.
Mộng du ở trẻ nhỏ là gì?
Mộng du là một loại của rối loạn giấc ngủ, có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào nhưng thông thường được tìm thấy ở trẻ em từ 3 - 12 tuổi và mất dần sau tuổi dậy thì.
Khi bị mộng du, trẻ sẽ ngồi dậy, mở mắt nhưng không hề nhận thức được hành động của mình. Trẻ mộng du sẽ đi lại lòng vòng quanh nhà hoặc đi về phía có ánh sang, hoặc đi đến cửa sổ, lan can, mở cửa phòng đi ra ngoài.
Chứng mộng du có thể xuất hiện 1-2 giờ sau khi ngủ, vào giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ (giấc ngủ sâu) và kéo dài từ vài giây đến 30 phút.
Theo chuyên trang sức khỏe Healthline, một số yếu tố sau góp phần gây mộng du đó là:
- Mệt mỏi hoặc thiếu ngủ
- Thói quen ngủ không đều
- Căng thẳng hoặc lo lắng
- Ốm hoặc sốt
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc, bao gồm thuốc an thần, chất kích thích và thuốc kháng histamine
- Tiền sử gia đình bị mộng du
Các triệu chứng mộng du có thể bao gồm:
- Ngồi dậy trên giường và lặp lại các chuyển động
- Thức dậy và đi bộ xung quanh nhà
- Nói chuyện hoặc lầm bầm trong khi ngủ
- Đi tiểu ở những nơi không thích hợ
- Thực hiện lặp lại các hoạt động giữa đêm, ví dụ như mở và đóng cửa
Bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị mộng du?
Khi nhận thấy con bị mộng du, bố mẹ cần tránh đánh thức hay làm trẻ giật mình, hãy nhẹ nhàng đến gần và hướng trẻ quay trở lại giường ngủ. Chứng mộng du có thể kết thúc ngay khi trẻ tìm được nơi xuất phát nhưng để yên tâm hơn, bố mẹ có thể ở lại cùng con để chắc chắn bé không tiếp tục chứng mộng du.
Để ngăn ngừa hoặc giảm bớt chứng mộng du của trẻ, phụ huynh có thể thực hiện 1 số giải pháp sau:
- Cho trẻ đi ngủ vào cùng một giờ mỗi đêm.
- Thiết lập thói quen thư giãn trước khi đi ngủ, chẳng hạn như tắm nước ấm hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng.
- Tạo môi trường ngủ tối, yên tĩnh và thoải mái cho con.
- Giảm nhiệt độ trong phòng ngủ của con xuống dưới 24 độ C.
- Hạn chế cho con uống nước trước khi ngủ. Tránh để bé uống caffeine và đường trước khi ngủ.
Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?
Bố mẹ không cần quá lo lắng về mộng du ở trẻ nhưng cũng nên đến gặp bác sĩ nếu triệu chứng mộng du của bé có các dấu hiệu sau:
- Tần suất bị mộng du nhiều
- Gây ra những hành vi nguy hiểm hoặc gây thương tích cho người mộng du (khi người mộng du rời khỏi nhà) hoặc cho người khác
- Ảnh hưởng tới giấc ngủ của các thành viên khác trong gia đình hoặc người mộng du cảm thấy xấu hổ vì những hành vi của mình
- Bắt đầu xuất hiện mộng du khi trưởng thành
Người lớn có thể nghĩ rằng trẻ em thường không có chuyện buồn, cuộc sống của chúng lúc nào cũng đẹp đẽ. Nhưng thực tế, trẻ em có những nguồn căng thẳng riêng. Đôi khi, chính người lớn lại là tác nhân khiến trẻ bị ảnh hưởng về mặt tâm lý, thậm chí dẫn đến các bệnh về tâm thần.
Đừng bỏ qua SỨC KHỎE TÂM THẦN TRẺ EM vì những tác nhân gây căng thẳng thời thơ ấu là có thật nhưng trẻ lại chưa biết cách đối phó. Hãy chú ý đến trẻ nhiều hơn, có như vậy trẻ mới có cơ hội phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần!