Cả gia đình cô bé 5 tuổi bật khóc, họ không thể tin được chỉ vì một vết ong đốt lại có thể cướp đi mạng sống của cô con gái bé nhỏ.
- Nghĩa vợ chồng: Hạnh phúc tuổi già là biết bao nhiêu bão giông thời trẻ
- Cách quấn tã cho trẻ sơ sinh đúng cách, lần đầu làm mẹ chưa chắc thuần thục
Cuối tuần, cô bé Tiểu Đóa 5 tuổi cũng bố mẹ về quê thăm bà ngoại. Tiểu Đóa rất thích mảnh vườn của bà, bởi ở đây có rất nhiều loại hoa quả, khi Tiểu Đóa đang chơi trong vườn, bỗng nhiên cô bé la lên và khóc nấc đi tìm mẹ, thì ra cô bé không cẩn thận nên bị con ong đốt vào tay.
Mọi người trong gia đình nhìn cô bé đáng yêu khóc đến nỗi mắt sưng híp, lạc cả giọng, trông rất thương khiến mọi người lúng túng không biết làm thế nào. Cuối cùng, ông ngoại của Tiểu Đóa đã dùng phương pháp dân gian, chính là lấy kem đánh răng bôi lên vết thương.
Dường như phương pháp này có hiệu quả rất nhanh, cô bé Tiểu Đóa ngừng khóc. Lúc này, mọi người trong gia đình đã yên tâm và đi làm việc.
Tuy nhiên, sau 20 phút, khi mẹ của Tiểu Đóa cắt đĩa trái cây đem cho con gái ăn, đột nhiên phát hiện Tiểu Đóa đang nằm ở dưới sàn không ngừng co giật, nôn ói, mí mắt sưng húp căn bản không thể mở được mắt và sắc mặt đỏ bừng, toàn thân xuất hiện phát ban dày đặc.
Người lớn trong gia đình cô bé đột nhiên hoảng loạn, vội vã ôm Tiểu Đóa đưa đến bệnh viện. Tuy nhiên, họ không đưa Tiểu Đóa đến bệnh viện cách nhà chỉ vài phút đi đường, mà lựa chọn đưa Tiểu Đóa đến bệnh viện lớn, phải mất nửa tiếng lái xe.
Điều đáng buồn, khi Tiểu Đóa đến bệnh viện, cô bé đã sớm không còn thở và tim đã ngừng đập. Bác sĩ đã cố gắng hết sức để cấp cứu, và hi vọng phép lạ sẽ xảy ra để cô bé có thể hồi phục lại. Tuy nhiên, phép màu đã không đến với Tiểu Đóa, cô bé mãi mãi rời khỏi thế giới này. Cả gia đình Tiểu Đóa bật khóc, họ không thể tin được chỉ vì một vết ong đốt lại có thể cướp đi mạng sống của cô con gái bé nhỏ.
Tại sao ong đốt lại gây nên cái chết cho Tiểu Đóa?
Các bác sĩ cho biết: Nếu lúc nhìn thấy đứa trẻ có những dấu hiệu bất thường thì họ nên đưa đứa trẻ vào bệnh viện gần nhất, nơi chỉ mất vài phút đi đường thì có lẽ cô bé đã có cơ hội sống sót. Bởi thời gian cấp cứu tốt nhất đã bị trì hoãn, cuối cùng đã cướp đi tính mạng của Tiểu Đóa và để lại nỗi đau, nỗi ân hận của người lớn.
Các phản ứng dị ứng xuất hiện ngay sau khi ong đốt: nạn nhân rất đau buốt; vùng bị đốt sưng nề, tấy đỏ, phù cứng, vết đốt đỏ bầm sau chuyển màu đen, vùng da và mô mềm xung quanh phù nề nhanh chóng, nhất là khi bị đốt ở khu vực đầu, mặt, cổ. Các triệu chứng tiến triển nhanh và cũng giảm dần hoặc mất đi hoàn toàn trong vòng 24 - 48h.
Nếu cơ thể bị ong đốt nhiều chỗ, có thể dẫn đến sốt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó chịu, ngất xỉu, và các triệu chứng toàn khân khác. Đối với những người bị dị ứng với nọc độc của ong, có thể sẽ nổi phát ban, viêm mũi, sưng môi và mắt, đau bụng, tiêu chảy, nôn ói, và một số trường hợp nặng có thể phù yết hầu, thở khò khè, khó thở, hôn mê và thậm chí tử vong do suy hô hấp hoặc suy hệ tuần hoàn. Trường hợp của Tiểu Đóa cũng chính là do dị ứng với nọc độc của ong.
4 bước sơ cứu khi trẻ bị ong đốt
1. Đặt người bệnh nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền trong cơ thể. Khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ngòi chích của ong ra. Tuyệt đối không dùng tay nặn để lấy ngòi vì túi độc có thể sẽ vỡ, làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể.
2. Rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng và nước ấm hoặc dung dịch sát trùng, sau đó đắp khăn lạnh hay túi chườm đá lên vùng bị đốt để làm giảm đau và giảm sưng.
3. Cho người bệnh uống nước để thải bớt độc tố.
4. Sau khi sơ cứu, cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, đặc biệt khi có các biểu hiện bệnh nặng hơn.