Sinh tố, sữa hạt và cháo đều là những món ăn vừa cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng vừa giúp trẻ mắc sởi ăn ngon miệng hơn.
- Cho con uống nước cam vào thời điểm này, con rất dễ bị nổi U BƯỚU, SỎI THẬN
- 7 loại thực phẩm có hại cho não trẻ em và các loại thức ăn gây nguy hiểm mẹ vẫn cho bé ăn
Bệnh sởi ở trẻ em là một loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra bởi virus có tên là paramyxovirus. Virus chủ yếu tấn công những trẻ em dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch yếu do thiếu vitamin A, suy dinh dưỡng hay điều kiện sống không đảm bảo vệ sinh. Trẻ mắc sởi thường có biểu hiện giống như cúm, sốt phát ban. Dấu hiệu bệnh sởi trở nên rõ rệt khi trẻ xuất hiện viêm kết mạc, phát ban vùng mặt, cổ, bàn chân và sợ ánh sáng. Thật không may, các phương pháp chữa trị hiện nay chỉ tập trung vào điều trị triệu chứng, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi chứ chưa có loại thuốc nào hữu hiệu.
Bởi vậy, tiêm chủng vaccin là biện pháp phòng ngừa tốt nhất để chống lại căn bệnh truyền nhiễm cấp tính tai quái này. Mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng trong năm đầu tiên, và thường kết hợp với vaccin ngừa rubella, quai bị. Khi trẻ mắc sởi, song song với quá trình điều trị bằng thuốc thì một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp quá trị hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn.
1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh sởi
Thực phẩm giàu đạm. Trẻ ốm sốt vào buổi sáng, tăng sốt vào buổi trưa, đêm, ra nhiều mô hôi thì mẹ nên bổ sung protein từ thịt gà, bò, hải sản (nếu trẻ không bị dị ứng) nhằm giúp trẻ duy trì cân nặng và tăng cường hệ miễn dịch. Protein đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, thay thế các tế bào, đảm bảo sự sống và hoạt động của các cơ quan chức năng. Trong trường hợp trẻ mắc sởi có xuất hiện các biến chứng như viêm phổi, tiêu chảy thì mẹ cần bổ sung thêm kẽm đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Thực phẩm giàu vitamin. Bệnh sởi làm tăng nhu cầu tiêu thụ vitamin A ở trẻ giúp giảm 50% nguy cơ tử vong, ngừa biến chứng loét giác mạc dẫn tới mù lòa. Cụ thể như sau:
- Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi cần bổ sung 50.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.
- Trẻ từ 6 tới 12 tháng cần 100.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.
- Trẻ trên 12 tháng cân 200.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.
Trường hợp trẻ vẫn có biểu hiện bị thiếu vitamin A như quáng gà, viêm đường hô hấp, tiêu chảy, dễ bị nhiễm trùng thì có thể lặp lại liều lượng trên sau 4-6 tuần. Vitamin có nhiều trong gan, rau xanh thẫm và củ quả màu vàng/đỏ.
Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cơ thể sản sinh tế bào bạch cầu và kháng thể interferon. Đây một nhóm các protein tự nhiên bao phủ lên bề mặt tế bào giúp chống lại sự xâm nhập các tác nhân ngoại lai như ký sinh trùng, virus, vi khuẩn, tế bào ung thư.
Thực phẩm giàu khoáng chất, acid béo, omega-3. Kẽm đóng vai trò quan trọng khi tham gia điều hòa chức năng hệ thống nội tiết, tăng cảm giác thèm ăn, hoàn thiện hệ miễn dịch. Trẻ bị sởi trên 6 tháng tuổi cần bổ sung 20mg/ngày cho một liệu trình 14 ngày. Với trẻ nhũ nhi còn bú sữa, mẹ nên ăn nhiều món ăn chứa kẽm như sò, lươn, tôm, thịt bò, trứng, đậu nành, cá, mầm đậu xanh. Selen, sắt hay omega-3 chứa nhiều trong động vật có vỏ, hải sản, thịt đỏ, ngũ cốc giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng bệnh, tăng cường sản sinh tế bào bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn.
2. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mắc sởi như thế nào?
Trong 3 ngày đầu tiên nhiễm bệnh sởi với những triệu chứng biểu hiện ban đầu như cảm sốt, ho khan, mẹ cho trẻ uống nhiều sinh tố hoa quả giúp tăng cường sức đề kháng.
Nếu có biến chứng sốt cao, tiêu chảy, nôn mửa thì cần bù nước, điện giải bằng dung dịch oresol.
Thức ăn trong bữa chính nên nấu mềm, ít muối, hạn chế dầu mỡ và đồ chế biến sẵn. Không cho trẻ dùng đồ có ga, gia vị cay, thực phẩm gây dị ứng.
3. Món ăn, thức uống cho trẻ bị sởi
Nước cam không nên để trẻ uống lúc đói do tính axit cao. Mẹ có thể cho con uống nước cam tráng miệng sau khi ăn xong bữa chính.
Cháo đậu xanh. Món ăn cho trẻ bị sởi chán ăn, nhạt miệng, lười nhai, kháng viêm, giảm sốt nhanh chóng. Có rất nhiều cách chế biến như cháo đậu xanh nấu cùng hạt sen, sườn, cá hồi, gà ếch vừa thanh mát, vừa dễ ăn.
Oresol và trái cây. Oresol giúp bù nước cơ thể, hạ sốt nhanh nhưng nhiều khi trẻ nhỏ lại thấy khó uống. Mẹ có thể át đi mùi vị khó chịu này bằng cách pha chế vào nước hoa quả vừa bổ sung thêm vitamin, vừa hạ sốt nhanh chóng.
Ngũ cốc yến mạch giúp giảm phát ban, bổ sung protein, khoáng chất, vitamin, tạo cảm giác ngon miệng cho trẻ mắc sởi. Mẹ lấy một cốc bột yến mạch nấu với 3 chén nước, đun sôi và hạ nhỏ lửa cho đến khi lượng nước giảm một nửa, thêm muối và đường cho vừa ăn. Trẻ uống 2-3 ly/ngày sẽ giảm các cơn ho khan,
Nước dừa có công dụng cũng giống như oresol bổ sung vitamin C, kali, điện giải, kali giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh.
Các món cháo khác. Mẹ tham khảo những món cháo ăn dặm cho trẻ trên 6 tháng tuổi từ lỏng tới đặc dần thơm ngon, dễ nấu lại đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng phòng ngừa suy dinh dưỡng trong quá trình nhiễm bệnh sởi.
Nghệ chứa thành phần curcumin là chất chống oxy hóa giúp khởi động lại hệ thống miễn dịch và loại bỏ mầm bệnh nguy hiểm từ bên ngoài.
Củ năng thường được sử dụng ở các trường hợp sốt cao mất nước, bệnh nhiệt, đau mắt đỏ, viêm họng kéo dài, mụn nhọt, viêm phế quản bằng cách ép lấy nước uống. Đối với trẻ mắc sởi, mẹ ép lấy 100ml nước củ năng rồi xay cùng với rau mùi sẽ đặc biệt hiệu quả trong việc hạ nhiệt, trừ ho.