Chia sẻ kinh nghiệm trẻ không chịu bú bình, các mẹ cần biết

Chăm sóc con 05/06/2020 11:07

Một vài chia sẻ kinh nghiệm trẻ không chịu bú bình dưới đây chắc chắn sẽ giúp ích phần nào cho các mẹ bỉm sữa vượt qua giai đoạn cho trẻ bú sữa ngoài.

Kinh nghiệm trẻ không chịu bú bình thường được nhiều bà mẹ chuyền tay nhau, tuy nhiên việc lựa chọn một phương pháp phù hợp nhất với thể trạng của con bạn mới mang lại hiệu quả về lâu dài.

kinh nghiem tre khong chiu bu binh ảnh 1
Trẻ không chịu bú bình gây khó khăn cho các mẹ bỉm sữa trong giai đoạn cho trẻ bú sữa ngoài

Thường thì giai đoạn từ 1 tháng tuổi mới nên cho bé làm quen với việc bú bình và đa phần trẻ sau 3 tháng tuổi sẽ bắt đầu có phản xạ từ chối sữa bình nếu các mẹ bỉm không có nhiều kinh nghiệm từ trước đó.

Đến một giai đoạn nào đấy, vì tính chất công việc, các mẹ cần phải tập cho trẻ biết bú bình. Điều này thực sự đã tạo ra áp lực cho nhiều chị em. Tuy nhiên, không vì thế mà các mẹ phải chịu thua bé, vài kinh nghiệm tập cho trẻ bú bình bổ ích, khoa học sẽ là“cứu cánh” giúp bạn trở thành huấn luyện viên tài năng cho con.

 1. Phải làm gì khi trẻ không chịu bú bình?

Với kinh nghiệm từ nhiều chị em đã trải qua giai đoạn tập cho con bú bình, việc chuyển từ bú mẹ sang bú bình sẽ làm các bé bị khó chịu vì núm vú sẽ không giống nhau. Thậm chí, nhiều trẻ còn phản ứng gào khóc rất dữ dội, thậm chí bỏ bữa. Với những chia sẻ từ các chị em đã thành công, chị em có thể tìm được cách thức hiệu quả, phù hợp với con mình, giúp bé vui vẻ bú bình hơn.

+Kinh nghiệm tập bú bình cho bé - Không cho bé bú bình trước 6 tuần tuổi

Một nhận định sai lầm của nhiều chị em là nên tập trẻ bú bình càng sớm càng tốt vì lúc đó con bạn chưa thể phân biệt được vú mẹ với vú bình sữa. Tuy nhiên, điều này thật sự phản khoa học, đặc biệt đối với một đứa trẻ sơ sinh thì bú mẹ mới là quan trọng còn bú bình chỉ là phụ.

Nếu bạn cho bé bú bình quá sớm sẽ làm bé dễ bỏ vú mẹ. Điều này trước tiên sẽ ảnh hưởng đến người mẹ, dẫn đến nguy cơ mất sữa hoặc làm trẻ có cách ngậm núm vú không đúng dẫn đến mẹ bị đau rát đầu ti hoặc nứt đầu ti,... Vì thế, tốt nhất khi muốn tập cho trẻ bú bình các bậc cha mẹ cần lưu ý là chỉ nên cho bé bú bình ít nhất là sau khi trẻ đủ 6 tuần tuổi, vì lúc này con đã có kĩ năng bú mẹ tương đối tốt.

kinh nghiem tre khong chiu bu binh ảnh 2
Không cho bé bú bình trước 6 tuần tuổi

Đối với các mẹ bắt buộc phải đi làm trở lại thì nên tập cho trẻ bú bình trước từ 2 đến 4 tuần. Mẹ nên kiên nhẫn tập nhiều lần trong ngày kết hợp với bú mẹ bình thường.

+ Kinh nghiệm tập cho trẻ bú bình - Không làm trẻ sợ bình sữa

Sữa bình hay cả núm vú bình đều là những điều mới mẻ với những bé chưa từng tiếp xúc với bình sữa. Có những em bé sẽ rất dễ tính, có thể vừa bú mẹ vừa học bú bình rất nhanh. Tuy nhiên cũng những bé khó tính hơn, nhất quyết không chịu bú bình khi đã quen với vú mẹ.

Với những trường hợp khó như trên thì tốt nhất các mẹ cần kiên trì cho bé làm quen với bình sữa. Ban đầu, các mẹ chỉ nên cho một ít sữa vào bình và cho con làm quen dần. Ngay cả khi trẻ quấy khóc hoặc chỉ ngậm vú bình và nhai mà ko chịu mút thì kiên nhẫn là là yếu tố quyết định thành công hay không.

kinh nghiem tre khong chiu bu binh ảnh 3
Các mẹ cần kiên trì cho bé làm quen với bình sữa

2. Phương pháp giúp bé chịu bú bình hiệu quả

+ Tìm kiếm bình sữa có núm vú tương tự của mẹ

Có không ít chị em đã phải bỏ ra nhiều công sức và tiền bạc để chọn mua những bình sữa từ bình thường đến cao cấp để đối phó với con trong giai đoạn tập cho bé bú bình, nhưng điều này thật dư thừa.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng đa số trẻ nhỏ rất nhạy cảm, chúng chỉ thích sữa từ bình nếu nó mang đến cảm giác, mùi vị và nhiệt độ giống nhất với việc bú mẹ. Phần lớn các bé sẽ từ chối bú bình nếu sữa trong bình không có nhiệt độ phù hợp. Muốn biết con mình có kén ăn về nhiệt độ không, bạn có thể cho bé bú bình ngay sau khi vừa hút sữa. Nếu vấn đề không nằm ở nhiệt độ, thì có lẽ bé con bạn muốn uống sữa từ bình có núm vú gần giống nhất với vú mẹ.

kinh nghiem tre khong chiu bu binh ảnh 4
Tìm kiếm bình sữa có núm vú tương tự của mẹ

Nên chọn những chiếc bình có núm vú mềm và mô phỏng khuôn miệng ngậm của trẻ, điều này sẽ mang đến cho bé trải nghiệm chân thực nhất. Để biết nó có thực sự mềm hay không, bạn có thể dùng tay sờ để cảm nhận trước khi mua.

+ Tìm loại núm vú có dòng chảy sữa phù hợp

Núm vú của bình sữa trên thị trường hiện nay thường được chia thành 3 loại: dòng chảy chậm, dòng chảy trung bình và dòng chảy nhanh. Ngoài ra, chúng còn có thể được đánh số từ 1 – 3 tùy vào nhà sản xuất và trẻ sơ sinh (dưới 3 tháng tuổi) nên bắt đầu ở cấp độ 1(dòng chảy chậm nhất).

kinh nghiem tre khong chiu bu binh ảnh 5
Tìm loại núm vú có dòng chảy sữa phù hợp

Có thể bạn sẽ phải thay đổi kích thước núm thường xuyên trong suốt giai đoạn trẻ bú bình. Nếu bạn nhận thấy bé có các dấu hiệu như: trẻ mất nhiều thời gian để uống hết bình sữa hoặc con bạn xuất hiện tình trạng mất hứng thú khi đang bú thì đó là lúc bạn cần phải thay loại núm có dòng chảy sữa nhanh hơn.

+ Chọn thời gian hợp lý trong ngày cho trẻ bú bình

Thời gian lý tưởng để tập cho trẻ bú bình là khi bé vui vẻ, thoải mái nhất và đặc biệt là không nên cho trẻ bú lúc quá đói. Cũng như người lớn, con bạn sẽ khó tiếp thu một kỹ năng mới vào lúc bụng quá đói.

kinh nghiem tre khong chiu bu binh ảnh 6
Thời gian lý tưởng để tập cho trẻ bú bình là khi bé vui vẻ, thoải mái nhất và đặc biệt là không nên cho trẻ bú lúc quá đói

 

Do đó, nên bắt đầu mọi thứ khi bé thoải mái và vui vẻ nhất, việc bạn cho trẻ bú bình sẽ nhanh chóng phát huy tác dụng vì con bạn sẽ nghĩ về nó như một hoạt động vui chơi hơn là một bữa ăn bình thường.

+ Nên là một người khác cho ăn không phải mẹ

Các bé khi quen bú vú mẹ sẽ ít chấp nhận một bình sữa khác từ chính mẹ của mình, bởi chúng biết rằng chúng mong đợi sữa đến từ ai. Có nghĩa là trẻ sẽ dễ cáu hơn khi nhận nguồn sữa không phải từ mẹ của chúng.

Vì vậy, nếu tập cho trẻ bú bình nên chọn một người khác mẹ, lý tưởng nhất là người hiểu rõ về em bé của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên giới hạn số người tập cho bé ăn không quá 3 người. Bởi lẽ việc bạn liên tục đổi người sẽ khiến bé khó tiếp nhận hơn.

+ Tìm kiếm sự trợ giúp từ một núm vú giả

Nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng núm vú giả thường xuyên sẽ khiến bé sau này bị hô hoặc khuôn hàm bị chìa ra. Tuy nhiên, đây là quan niệm không chính xác đã được các chuyên gia phản biện từ rất lâu trước đó.

kinh nghiem tre khong chiu bu binh ảnh 7
Đầu tư cho con một núm vú giả với chất liệu silicon hoặc latex cao cấp để bé làm quen dần với việc bú bình

Với những bé đang gặp khó khăn trong việc tập bú bình. Bạn có thể đầu tư cho con một núm vú giả với chất liệu silicon hoặc latex cao cấp để bé làm quen dần với việc bú bình.

Trước khi bắt đầu, hãy để trẻ tập ngậm chỉ riêng núm vú giả. Sau khoảng 2 – 3 phút, bạn có thể lấy chúng ra và đưa nhanh bình sữa lại gần miệng trẻ. Nếu bé vẫn không chịu bú, bạn nên kiên nhẫn lặp lại từ 5 – 6 lần để điều chỉnh phản xạ mút núm vú của trẻ.

+ Cuối cùng, hãy kiên nhẫn

Kiên trì là yếu tố quan trọng trong việc tập cho bé bú bình, bạn sẽ cần nhiều hơn sự kiên nhẫn. Một số chị em cho rằng, họ phải mất nhiều hơn 1 tháng, có thể phải từ 2 – 3 tháng mới nhận được sự đồng ý sữa ngoài từ đứa con của mình. Vì vậy, nếu con bạn liên tục tỏ ra không “hợp tác”, điều bạn cần làm lúc này là đừng bỏ cuộc, hãy tiếp tục cố gắng.

kinh nghiem tre khong chiu bu binh ảnh 8
Kiên trì là yếu tố quan trọng trong việc tập cho bé bú bình

Với những chia sẻ kinh nghiệm trẻ không chịu bú bình trên đây, chúng tôi hy vọng các mẹ sẽ có được giải pháp giúp giải quyết vấn đề gây đau đầu khi cho bé bú bình. Đừng quá vội vàng, đối với trẻ nhỏ sự kiên nhẫn, không nên quá tạo áp lực cho bé chính là bí quyết thành công.

Nhìn đôi má bánh bao của "cậu bé Bút Chì" phiên bản đời thực, chẳng ai ngờ bé từng sinh non đến 1 tháng

Ngắm nhìn đôi má hồng hào như cặp bánh bao của em bé bụ bẫm này, mọi người lập tức liên tưởng tới nhân vật Shin - cậu bé Bút Chì.

TIN MỚI NHẤT