Việc chăm sóc trẻ hậu COVID-19 cũng như chăm sóc trẻ sau khi khỏi bệnh thông thường. Tuy nhiên cần chú ý phát hiện sớm trẻ có các triệu chứng hậu COVID-19 để được xử lý kịp thời.
- Cách chăm con sát tuổi không vất vả!
- Mẹo tạo vị giác cho trẻ mà bạn nên biết trước khi cho bé ăn dặm
Theo Hướng dẫn theo dõi và chăm sóc trẻ em mắc COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, trẻ mắc COVID-19 được điều trị tại nhà khi không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (không khó thở, không suy hô hấp, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, nhịp thở bình thường theo tuổi). Không có bệnh nền hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh thường chỉ tập trung lo lắng, điều dưỡng cho trẻ trong quá trình điều trị mà quên mất rằng, hậu COVID-19, chế độ dinh dưỡng cho trẻ cũng là điều cần lưu tâm đặc biệt.
Dẫn tin từ cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, theo Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Trịnh Phượng Kiều, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM, việc chăm sóc trẻ hậu COVID-19 cũng như chăm sóc trẻ sau khi khỏi bệnh thông thường. Tuy nhiên cần chú ý phát hiện sớm trẻ có các triệu chứng hậu COVID-19 để được xử lý kịp thời.
Phụ huynh cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, tập luyện và tinh thần, nhất là đối với trẻ lớn, trẻ từng bị COVID-19 nặng phải nhập viện.
Với chế độ dinh dưỡng, trẻ cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các loại rau, trái cây, uống nhiều nước, bổ sung vitamin. Đồng thời cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc; tham gia các hoạt động thể dục thể thao như trước đây và hoạt động giải trí lành mạnh như xem phim, nghe nhạc, đọc sách…
3 điểm cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Cho trẻ ăn đủ chất, cân đối các thành phần dinh dưỡng
Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Cân đối chất béo động vật và thực vậtKết hợp giữa đạm động vật và đạm thực vật
Lưu ý bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho trẻ
Tăng cường rau xanh và trái cây tươi
Nên cho trẻ ăn thêm nhiều rau xanh và trái cây tươi để cung cấp đa dạng các vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa và hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe.
Bổ sung thực phẩm giàu protein
Cha mẹ nên chú ý tăng cường thực phẩm giàu protein trong chế độ ăn uống của trẻ để bổ sung các chất dinh dưỡng đã bị mất đi. Nguồn thực phẩm giàu protein tốt là: thịt, cá, trứng, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các sản phẩm từ sữa ít béo, các sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt...
Phòng tránh nguy cơ tái nhiễm COVID-19 ở trẻ
Theo BS. Trịnh Phượng Kiều, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Y tế là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Phụ huynh cần nhắc trẻ duy trì thói quen đeo khẩu trang.
- Giữ khoảng cách với người khác, nhất là khi trẻ đi học trực tiếp trở lại.
- Hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn.
ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến - Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhấn mạnh: "Cần đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày với các món ăn hợp khẩu vị, những thức ăn cần được cắt thái hoặc xay nhỏ hơn, chế biến mềm hơn, lỏng hơn so với lúc chưa bị bệnh, thay đổi món ăn và chia làm nhiều bữa nhỏ để giúp cho quá trình ăn nhai tốt hơn, ăn ngon miệng hơn và dễ tiêu hóa hơn".