Tiêu chảy là một hiện tượng phổ biến thường xảy ra ở trẻ. Điều quan trọng nhất là mẹ cần theo dõi cẩn thận để phát hiện bệnh sớm để điều trị cho bé nhanh nhất có thể.
- Cảnh báo: Mũ len trẻ em Trung Quốc gắn thiết bị gây ù tai, nhức óc
- Những lỗi "tày đình" cha mẹ thường mắc khi chăm sóc trẻ sơ sinh được đúc kết từ chính bác sĩ nhi
Khi bé bị tiêu chảy nếu không điều trị kịp thời có thể khiến bé bị mất nước gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy bố mẹ cần biết các biểu hiện bé bị tiêu chảy như sau:
- Dấu hiệu đầu tiên của tiêu chảy là bé đi ngoài phân lỏng, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Phân nhầy, có mùi chua, nghiêm trọng hơn có thể lẫn máu.
- Bé bị đau bụng, đầy bụng khó chịu.
- Bé bị nhiễm tụ cầu hoặc Rota thường bị tiêu chảy kèm theo triệu chứng buồn nôn và nôn ói nhiều lần.
- Tiêu chảy có thể khiến bé bị sốt cao, co giật.
- Bé mệt mỏi, ăn uống kém và giảm cân.
- Tiêu chảy còn có thể khiến bé bị mất nước nghiêm trọng nên mẹ cần chú ý theo dõi.
Khi bé bị tiêu chảy bố mẹ nên tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh. Đồng thời bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau tại nhà để giúp bé nhanh chống khỏi bệnh:
Bù nước cho trẻ
Cách bù nước cho trẻ bị tiêu chảy đúng cách đó là sử dụng dung dịch oresol. Phụ huynh cần pha theo đúng hướng dẫn trên bao bì và chỉ cho trẻ uống sau khi trẻ đi ngoài phân lỏng chứ không nên sử dụng cả ngày, vì có thể khiến trẻ bị ngộ độc muối. Những loại nước giải khát hay nước ép trái cây quá ngọt cũng không phù hợp cho trẻ lúc này.
Chế độ dinh dưỡng
Về chế độ dinh dưỡng, phụ huynh nên lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như nấu cháo loãng với thịt nạc, ăn chuối. Không nên cắt khẩu phần các loại thực phẩm như tôm, cá, thịt, trứng, sữa của trẻ. Đặc biệt, cha mẹ không được ép trẻ ăn uống quá nhiều hay quá nhanh mà nên chia làm nhiều bữa và cho trẻ ăn cả ngày.
Giữ vệ sinh
Giữ vệ sinh các khu vực như nhà vệ sinh, phòng tắm và quan trọng nhất là bếp ăn để tránh vi khuẩn lẫn virus chứa mầm bệnh tiêu chảy lưu trú. Nếu nhà có nuôi thú cưng, mẹ hãy đảm bảo khu vực ăn của thú cưng tách biệt với khu vực ăn của gia đình. Mẹ cũng nhớ thường xuyên lau rửa dụng cụ nhà bếp, lưu trữ và bảo quản thức ăn đúng cách.
Cho bé ăn uống đầy đủ
Trong vòng 24 giờ sau khi bị tiêu chảy, mẹ hãy cho bé ăn uống đủ chất với các loại trái cây, rau, thịt... Điều này sẽ cung cấp cho cơ thể bé những chất dinh dưỡng quan trọng để tối ưu hóa quá trình phục hồi.
Cho bé ăn các loại thực phẩm có chứa probiotic
Các loại thực phẩm probiotics, như kim chi chứa vi khuẩn tốt giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và các nguyên nhân tiêu chảy khác.
Những sai lầm phụ huynh cần tránh
Có khá nhiều phụ huynh vì nôn nóng muốn trẻ nhanh hết tiêu chảy mà tự ý mua thuốc cầm tiêu chảy về cho trẻ uống. Đây là việc không nên làm chút nào, vì dùng thuốc kháng sinh không đúng chỉ định có thể làm rối loạn đường ruột, khiến bệnh khó lành.
Bên cạnh đó, việc phụ huynh cho trẻ uống thuốc chống nôn cũng rất nguy hiểm bởi có thể gây ức chế thần kinh, khiến trẻ ngủ nhiều không nôn. Khi đó, cha mẹ nghĩ rằng con đã khỏi nhưng thực chất là bệnh nặng hơn, khiến trẻ bị mất nước nhiều, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.