Cảm giác bất lực nhìn con phải chống chọi với những nốt mẩn đỏ gây ngứa trên da đối với bất cứ cha mẹ nào cũng thật khó chịu và để phòng tránh căn bệnh này, cha mẹ hãy cải thiện ngay chế độ ăn của bé.
- Chưa cần bác sĩ cũng biết trẻ mắc bệnh gì chỉ nhờ ngắm bé ngủ trưa
- Chỉ cần chăm chỉ xoa bóp 3 vị trí này cho trẻ, bé khỏe mạnh dẻo dai, lớn nhanh như thổi hiếm ốm bệnh
Chuyên gia dinh dưỡng Karen Fischer, tác giả cuốn sách mới "The Eczema Detox" (tạm dịch: Loại bỏ bệnh chàm) đã chia sẻ chi tiết về những loại thực phẩm tốt nhất và tệ nhất đối với trẻ dễ mắc bệnh chàm.
Hơn ai hết, chuyên gia Karen Fischer hiểu rất rõ vấn đề này, cô từng có kinh nghiệm xử lý bệnh chàm mà con gái Avya mắc phải. Karen Fischer đã dành 10 năm nghiên cứu bệnh chàm và các bệnh viêm da khác. Trong cuốn sách của mình, cô đã bật mí chế độ ăn phù hợp và không phù hợp cho trẻ dễ mắc bệnh chàm.
10 thực phẩm nên có trong chế độ ăn của bé dễ bị chàm
1. Giá đỗ xanh
Giá đỗ xanh là một trong số ít những thực phẩm sẵn có giàu kiềm. Trong giá đỗ chứa magie, vitamin K, folate, kali và vitamin C, chúng cũng không có salicylate. Nên tích trữ giá đỗ trong tủ lạnh, rửa sạch trước khi ăn và thêm vào món salad cũng như ăn kèm một số món khác.
2. Dầu hạt lanh
Hạt lanh là những hạt màu nâu nhỏ, được biết tới nhiều nhất với hàm lượng lớn dầu omega-3 có tác dụng kháng viêm. Chuyên gia Karen Fischer giải thích: "Dầu hạt lanh được tinh luyện nhiều hơn hạt lanh nguyên cám. Do đó, nó chứa ít hơn salicylate và amin trong khi chứa nhiều dầu có ích hơn, bao gồm 57% axit béo omega-3 thiết yếu".
Dầu hạt lanh giúp chữa trị da khô, ngăn ngừa khô mắt và giảm nguy cơ ung thư. Rưới chút dầu hạt lạnh lên bát ngũ cốc ăn sáng của con sẽ góp phần làm sáng đẹp làn da của bé.
3. Bắp cải tím
Thêm một loại rau giàu kiềm là bắp cải tím, trong bắp cải tím có chứa lượng vitamin C, folate, chất chống ung thư phong phú.
"Sẽ là một lựa chọn tốt nếu chuyển từ bắp cải trắng sang bắp cải tím bởi loại rau này có gấp đôi lượng chất xơ so với bắp cải thông thường. Bên cạnh đó là sắc tố tím có chức năng bảo vệ làn da", chuyên gia Karen Fischer giải thích. Các thành phần kháng viêm trong bắp cải tím còn giúp kích hoạt quá trình sản sinh collagen cho làn da khỏe mạnh.
4. Hành lá
Hành lá thuộc họ hành và chứa sắc tố thực vật quercetin - quercetin có tác dụng kháng viêm, giảm histamin. Tương tự tỏi (nhưng với mật độ thấp hơn), hành lá chứa các sắc tố thực vật có tác dụng chống oxy hóa, có thể chuyển thành allicin khi bị cắt hoặc nghiền ra.
Trong hành lá là những dưỡng chất quan trọng như folate, vitamin C, beta-carotene, lutein. Loại gia vị vô cùng phổ biến với người Việt này còn là nguồn phong phú vitamin K - vốn nắm giữ vai trò thiết yếu đối với sự khỏe mạnh của da.
Chỉ 50g hành lá sống cung cấp 103mcg vitamin K, gần gấp đôi lượng hấp thụ tương ứng mỗi ngày ở người lớn.
5. Cá
Có vô số lý do giải thích cho lợi ích của cá đối với sức khỏe con người trong đó có cả tác dụng với bệnh chàm. Hấp thụ hàm lượng cá lớn trong thời gian mang thai có liên quan tới việc giảm nguy cơ bị bệnh chàm ở bé. 2-3 khẩu phần cá/tuần giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường sức khỏe não bộ, da và tim.
Các loại cá giàu omega-3, EPA và DHA bao gồm cá hồi, cá mòi, cá trích, thực phẩm bổ sung dầu cá. Trong khi đó những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao nên tránh.
6. Củ dền
Củ dền là một loại rau quan trọng đối với các bệnh nhân bị chàm bởi nó chứa thành phần kiềm rất mạnh, có tác dụng tăng cường thải độc hoá chất gan không những thế, củ dền rất giàu betaine - một dẫn xuất của choline, giúp ngăn ngừa gan nhiễm mỡ, thúc đẩy quá trình thải độc hoá chất.
Bạn có thể nạo củ dền sống hoặc lột vỏ củ dền cho vào món salad, sandwich, sinh tố rau của trẻ.
7. Yến mạch
Yến mạch có vai trò cực kỳ quan trọng đối với người bị bệnh chàm bởi yến mạch nguyên cám cung cấp nhiều chất xơ từ thực phẩm và protein hơn bất cứ loại ngũ cốc nào.
Chúng chứa vitamin E, kẽm, kali, sắt, mangan, silic - một khoáng chất thiết yếu giúp củng cố các mô kết nối trong da. Cố gắng cho trẻ ăn yến mạch ít nhất 3 lần/tuần vào bữa sáng để tận dụng lợi ích của yến mạch đối với làn da.
8. Nhụy hoa nghệ tây
Nhụy hoa nghệ tây từ lâu được ca ngợi là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe nhờ các thành phần dược tính, mùi vị dễ chịu và màu cam tươi sáng. Nhụy hoa nghệ tây thường được sử dụng để tạo màu cho các món cơm.
Nhụy hoa nghệ tây có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Từ nhiều thế kỷ qua, con người dùng nó như một chất khử trùng, hỗ trợ tiêu hoá và chống trầm cảm hiệu quả. Nhụy hoa nghệ tây cũng có thành phần kháng viêm, giúp cải thiện các rối loạn dạ dày và ho.
9. Lê
Lê là sự kết hợp độc đáo giữa chất xơ hòa tàn và chất xơ không hòa tan. Sự kết hợp quyền năng này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm, bệnh tim, tiểu đường tuýp 2 bằng cách liên kết với axit mật để hỗ trợ thải độc khỏi cơ thể. Lê cũng là nguồn vitamin C, K phong phú và chúng rất dễ tiêu hóa.
10. Khoai tây
Trong khi khoai tây thường bị hiểu nhầm là chẳng có mấy dưỡng chất nhưng loại củ này lại chứa nhiều vitamin C. Cần nhớ rằng, khoai tây rất giàu các chất chống oxy hoá, vitamin B, kali, magie, đồng, mangan, vitamin B5, chất xơ - chúng đều tốt cho sức khỏe đường ruột và làn da sáng đẹp. Một điểm đáng chú ý khác là rất dễ kết hợp khoai tây trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.
12 thực phẩm nên hạn chế trong chế độ ăn của bé dễ bị chàm
1. Nho: gồm nho trắng khô, nho đen khô, nước nho ép.
2. Cam: gồm cả nước cam ép.
3. Kiwi.
4. Nước tương: gồm tamari và các loại nước tương sushi khác.
5. Cà chua: gồm sốt cà chua, cà chua đóng hộp, nước ép cà chua.
6. Trái bơ.
7. Bông cải xanh.
8. Trái cây khô: gồm mận, mơ, chà là.
9. Thịt chế biến sẵn: xúc xích, giăm bông, salami, thịt lợn muối xông khói.
10. Trứng: đặc biệt là lòng trắng trứng có trong mayonnaise, sốt xà lách trộn, hỗn hợp bánh kếp, bánh kem socola, bánh xốp phủ kem và trái cây.
11. Socola: gồm cà phê và trà.
12. Sản phẩm từ sữa: gồm sữa bò, sữa chua, phô mai, kem, món tráng miệng, sữa cừu và sữa dê.