Sốt virus tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó mẹ cần phát hiện bệnh sớm để xử lý kịp thời.
- Mách mẹ cách massage hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất, hiệu quả không ngờ
- 9 món ăn ngon cho trẻ bị ho gà cung cấp dưỡng chất thiết yếu giúp long đờm, giảm sốt hiệu quả
Sốt virus là một bệnh dịch không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị đúng cách bé có thể bị bội nhiễm. Do đó mẹ cần chuẩn đoán bệnh cho bé sớm để có cách điều trị kịp thời.
1. Sốt virus là gì?
Sốt virus do virus kí sinh trong đường hô hấp và đường tiêu hoá gây ra. Sau khi thâm nhập vào cơ thể bé, virus sẽ phát triển và gây bệnh trong điều kiện thuận lợi.
Sốt virus có một số triệu chứng giống với viêm não và viêm não Nhật Bản. Vì vậy khi bé có các triệu chứng bị bệnh bố mẹ nên cho bé đến bệnh viện khám chữa.
Sốt virus không có thuốc đặc trị mà chỉ điều trị bằng cách tăng cường sức đề kháng của bé để chống lại việc bé bị co giật hoặc sốc.
Bé bị sốt virus thường khỏi bệnh sau 7 ngày. Tuy nhiên bố mẹ cần chú ý theo dõi không nên để bé bị sốt cao dẫn đến co giật. Vì khi đó não bé sẽ gặp nhiều tổn thương. Bố mẹ nên điều trị cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ.
2. Triệu chứng sốt virus ở trẻ
Khi bị sốt virus bé sẽ sốt cao bất ngờ với nhiệt độ khoảng 39 đến 40 độ C. Bên cạnh đó bé sẽ có một số triệu chứng sau:
- Phát ban: Sau 2-3 ngày sốt bé sẽ bị phát ban.
- Đau cơ bắp: Sốt virus có thể dẫn tới đau nhức cơ thể khiến bé quấy khóc. Một số bé vẫn chơi đùa bình thường dù bị đau đầu.
- Nôn: Bé thường bị nôn nhiều lần đặc biệt sau khi ăn.
- Mắt mờ: Mắt của bé bị chảy nước mắt, có thể bị đỏ và có gỉ mắt.
Ngoài ra khi bị sốt virus, bé còn có thể bị ho, chảy mũi, hắt hơi hoặc đi ngoài. Một số bé có thể bị co giật, khó thở.
Sốt virus không phải lúc nào cũng gây ra tình trạng sốt cao. Một số bé dù bị sốt virus nhưng chỉ sốt nhẹ. Vì vậy bố mẹ không nên chủ quan khi thấy bé không sốt cao.
3. Cách xử trí khi trẻ bị sốt virus
Khi bị sốt virus, bé thường khỏi bệnh trong vòng 7 ngày. Mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau đây để giúp bé nhanh hồi phục sức khoẻ:
- Khi bé bị sốt cao mẹ cần hạ sốt cho bé bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra mẹ nên cho bé uống nhiều nước, mặc quần áo thoáng mát để giúp bé hạ sốt.
- Mẹ có thể chườm cơ thể cho bé bằng nước ấm để giúp hạ sốt. Tuyệt đối không chườm nước lạnh vì sẽ khiến bé sốt cao hơn. Để chườm cho bé mẹ cần ngâm một chiếc khăn vào nước ấm rồi vắt ráo nước và lau người cho bé giúp hạ sốt.
- Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng cách nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý để tránh bội nhiễm.
- Cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt cho bé ăn nhiều rau củ quả để tăng cường sức đề kháng.
- Mẹ nên giữ nhà cửa thoáng mát, không nên đóng kín cửa phòng.
- Mẹ không nên để bé ra ngoài khi đang bị sốt để tránh biến chứng nguy hiểm.
4. Bé bị sốt virus khi nào là nguy hiểm?
Trong các trường hợp sau mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay:
- Bé bị sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt trên 39 độ C mà không hạ sốt khi dùng thuốc.
- Bé li bì, lơ mơ, đau đầu và có dấu hiệu co giật.
- Bé sốt trên 3 ngày không đỡ.
Theo bác sĩ Nguyễn Lê cho biết trên báo Sức khỏe và Đời sống, đối với các bệnh do virut gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị chứng, đối với sốt virut ở trẻ em cũng vậy. Do đó các biện pháp thường áp dụng là:
Theo dõi nhiệt độ: Đặt nhiệt kế ở nách hoặc hậu môn. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của trẻ áp sát vào ngực. Nhiệt độ của trẻ sẽ là số ghi trên nhiệt kế cộng thêm 0,3 - 0,4 độ. Thí dụ nhiệt kế ghi 38oC thì thân nhiệt thực sự của trẻ là 38,4oC.
Hạ sốt: Thường dùng paracetamol, chườm mát cho trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng. Cởi quần áo, bỏ bớt chăn cho trẻ khi đang sốt cao.
Lau bằng khăn ướt nước ấm: Dùng khăn mềm, sạch, nhúng nước ấm, lau lên khắp mình trẻ; cho tới khi thân nhiệt xuống 37oC. Tuyệt đối không được chườm nước lạnh vì sẽ gây sốt cao thêm do cơ chế co mạch ngoại vi.
Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5oC thì dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.
Bù nước và điện giải: Nếu trẻ còn bú tiếp tục cho bú nhiều hơn bình thường, và cho uống bù nước ORS (Oresol) theo chỉ dẫn. Trường hợp trẻ không uống được thì dùng bông sạch chấm nước trên vào môi, miệng bé liên tục để niêm mạc môi, miệng hấp thu nước, tránh thiếu nước và chất điện giải.
Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
Dinh dưỡng: Cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn loãng như cháo, súp, uống nhiều nước, nước lọc, nước hoa quả như cam, chanh...
Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.