Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh thủy đậu thường xuất hiện tại các nước ôn đới. Tại Việt Nam, thủy đậu bắt đầu vào mùa dịch vào khoảng tháng 4, tháng 5. Để phòng tránh thủy đậu cho bé, mẹ cần đưa bé đi tiêm đủ 2 mũi vắc xin và thực hiện theo các hướng dẫn của bác sĩ Nhi.
- THỦY ĐẬU sắp vào mùa, các mẹ lưu lại ngay bài thuốc này để BẢO VỆ CON mình khi có DỊCH nhé
- Điều trị bệnh thủy đậu bằng các loại lá cây hiệu quả
Dấu hiệu bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ hay phỏng rạ là căn bệnh “đến hẹn lại lên”. Thời điểm tháng 12 bệnh bắt đầu lây lan, bùng phát vào tháng 4, tháng 5, đến tháng 6 bắt đầu bớt dần. Bệnh thủy đậu lây qua đường hô hấp do vi rút varicella zoster gây ra. Loại vi rút này có nhiều trong hầu họng của bệnh nhân, trong mụn nước cũng xuất hiện vi rút.
Khi mắc bệnh thủy đậu, bóng nước nổi trên người bệnh nhân rất nhanh. Đối với những người có sức đề kháng tốt, mụn nước ít mọc trên người hơn. Người lớn và trẻ em trong độ tuổi tiểu học trở lên khi mắc bệnh có dấu hiệu nặng hơn trẻ trong độ tuổi mầm non trở xuống.
Người mắc bệnh thủy đậu có nguy cơ lây lan cho người khác, khi mụn nước khô vẫn có thể lây bệnh cho những người xung quanh khoảng 3 tuần.
Các biến chứng của bệnh thủy đậu
Khi bị thủy đậu, một số bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như:
- Nhiễm trùng da do quá trình vệ sinh cơ thể bé không đủ sạch. Nhiều mụn nước để lại sẹo là do nhiễm trùng da vì bản chất của bệnh thủy đậu không để lại sẹo, chỉ để lại vết thâm. Các vết này có thể kéo dài từ 3 - 6 tháng.
- Trường hợp nhiễm trùng da nặng bệnh nhân có thể bị tẩy đỏ, lan ra xung quanh gây nhiễm trùng máu. Mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ khi thấy vùng tấy đỏ trên da bé lan ra xung quanh.
- Bệnh viêm phổi: Biến chứng này rất hiếm gặp và sẽ xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch kém, trẻ em dưới 1 – 2 tháng tuổi. Khi biến chứng sang phổi trẻ có dấu hiệu thở nhanh, ho quá nhiều nên đưa đi bệnh viện.
- Viêm tủy: Tỉ lệ người mắc biến chứng viêm tủy không nhiều. Khi có dấu hiệu này, bệnh nhân bỗng dưng bị yếu hai chân.
- Viêm tiểu não: Người bệnh bị biến chứng này khi vừa hết bệnh thủy đậu, có dấu hiệu chóng mặt buồn nôn.
- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu mắc bệnh thủy đậu có thể gây biến chứng cho thai nhi.
- Bé mắc thủy đậu trước 18 tháng tuổi khả năng cao sẽ mắc bệnh zona khi về nhà.
Phòng tránh và chữa trị bệnh thủy đậu
Để phòng chống bệnh thủy đậu cho trẻ, cha mẹ nên cho bé chích 2 mũi vắc xin. Mũi đầu tiên khi bé 12 tháng tuổi. Mùi thứ 2 cách mũi đầu ít nhất 3 tháng. Mũi tiêm thứ 2 sẽ đảm bảo miễn dịch hoàn toàn cho bé đặc biệt khi thủy đậu vào mùa hoặc xung quanh có nhiều người mắc bệnh. Khi tiếp xúc với mầm bệnh, trong vòng 72 giờ đưa trẻ đi chích ngừa vẫn có tác dụng phòng bệnh.
Khi bé mắc bệnh thủy đậu, cha mẹ cần lưu ý:
- Sử dụng acyclovir để bôi cho bé khi các mụn nước chưa vỡ, nếu đã bị vỡ thì nên bôi milian.
- Không kiêng tắm, không kiêng gió, không tắm gốc rạ, không uống nước gốc rạ, không trùm kín người kẻo tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
- Cắt móng tay, tránh trường hợp bé gãi ngứa làm các mụn nước bị vỡ gây nhiễm trùng.
- Không nên cho bé ăn các thức ăn ngọt hoặc thức ăn có nguy cơ gây dị ứng để bé không bị ngứa.
- Nên cho bé đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc ở nơi đông người.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm – Bệnh viện Nhi đồng 1 – TP. HCM)