Cách phòng ngừa và chữa trị hiệu quả khi trẻ bị méo đầu

Chăm sóc con 18/10/2019 16:57

Hiểu rõ hiện tượng trẻ bị méo đầu, chú ý và biết cách điều chỉnh kịp thời sẽ giúp đầu bé sớm trở lại tròn đẹp.

1. Hội chứng méo đầu, bẹp đầu là gì?

Hiện tượng trẻ bị méo đầu thường xảy ra với trẻ sơ sinh. So với những bé khác, đầu của bé có dạng thon, dẹt hoặc méo mó, không được tròn trịa. Bé có thể bị lép phía sau, một bên phải hoặc bên trái đầu.

tre bi meo dau anh 1
Hiện tượng trẻ bị méo đầu gây mất thẩm mỹ ngay từ cái nhìn đầu tiên

2. Tại sao trẻ bị méo đầu?

Nắm được nguyên nhân trẻ bị méo đầu sẽ giúp bạn nhận biết được hình dạng đầu bình thường và bất thường cũng như biết được cách chữa trẻ bị méo đầu thích hợp.

- Tư thế nằm sai

Trẻ sơ sinh bị méo đầu thường do nguyên nhân chủ yếu là tư thế nằm sai. Hình dáng đầu trẻ thay đổi sau sinh là do tác động của áp lực lên phần đầu phía sau trẻ khi nằm ngửa.

Trên đỉnh đầu trẻ có một phần mềm. Đây được gọi là thóp, nơi xương sọ của trẻ chưa dính liền với nhau, nơi cho phép đầu trẻ to có thể lọt qua được kênh sinh chật hẹp ở người mẹ.

Hộp sọ của bé tương đối mềm mại, tạo điều kiện để não có thể mở rộng và phát triển. Cũng bởi xương sọ còn khá mềm nên nếu trẻ nằm một bên trong thời gian dài sẽ khiến đầu bé rất dễ thay đổi hình dạng.

tre bi meo dau anh 2
Trẻ sơ sinh bị méo đầu thường do nguyên nhân chủ yếu là tư thế nằm sai

- Do chịu tác động khi đi qua kênh sinh của người mẹ để chào đời. 

Khi mẹ sinh thường, phần đầu con sẽ tự điều chỉnh sao cho mềm đi để thích nghi với quá trình rặn đẻ của tử cung. Từ đó giúp con chui ra dễ dàng hơn.

Nếu mẹ phải rặn quá nhiều và quá lâu cũng tạo tác động khiến đầu bé bị dài hoặc móp sang một bên nào đó.

- Trẻ sinh non cũng dễ bị bẹp đầu

So với các bé sinh đủ tháng, vùng đầu con chưa thực sự hoàn thiện và thường mềm hơn. Do đó, đầu bé dễ bị không đều đặn và bị lệch về một bên.

tre bi meo dau anh 3
Trẻ sinh non cũng dễ bị méo đầu

- Bé sinh đôi thường bị méo đầu

Các thai nhi thường có sự phân chia chỗ nằm khi ở trong bụng mẹ. Khi con càng lớn, bụng mẹ càng trở nên chật hẹp khiến đầu các con có thể va chạm vào nhau trong quá trình di chuyển, xoay trở vị trí. Đây là nguyên nhân dẫn đến bé sinh đôi hay bị méo đầu.

Cách nhận biết móp đầu:

- Đầu lép rất dễ nhận thấy. Nếu quan sát trẻ từ trên xuống thì bạn sẽ thấy phần sau đầu của bé bị phẳng một bên so với bên còn lại. Phần tai ở bên đầu cũng bị đưa hẳn về trước.

- Hoặc bạn cũng có thể sẽ thấy phần bên kia của đầu sẽ phình ra nhiều hơn, phần trán nhìn có vẻ mất cân đối.

3. Cách điều trị khi trẻ bị méo đầu

Trẻ bị méo đầu có sao không? Trẻ bị méo đầu có ảnh hưởng gì không? là những thắc mắc khiến mẹ không khỏi lo lắng.

Tuy không gây tổn hại gì đến não bộ, không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhưng méo đầu do tư thế sẽ dẫn để ảnh hướng đến thẩm mỹ của trẻ về sau. Phần đầu bị móp có liên quan đến áp lực tác động đến phần đầu bên đó.

tre bi meo dau anh 9
Nếu có cách giữ tư thế đầu, cổ thích hợp thì sẽ tạo được tác động lực lên sọ não trẻ đều và đầu bé sẽ tròn hơn

Vậy, trẻ bị méo đầu có tròn lại được không?

Câu trả lời là CÓ. Bạn có thể yên tâm bởi nếu có cách giữ tư thế đầu, cổ thích hợp thì sẽ tạo được tác động lực lên sọ não trẻ đều và đầu bé sẽ tròn hơn.

Cách điều trị:

Bạn nên đến bác sĩ để xác định xem trẻ sơ sinh méo đầu có phải do tư thế hay không và có chắc chắn rằng nó không phải là một vấn đề nghiêm trọng. 

Trẻ bị méo đầu lớn lên có hết không? Qua giai đoạn sơ sinh, đầu của bé sẽ cứng hơn. Cần kịp thời điều chỉnh tư thế nằm của trẻ và áp dụng đúng phương pháp để giúp giảm sự méo móp ở đầu và giúp đầu bé tròn trở lại. Cụ thể như sau:

- Thay đổi hướng ngủ

Bạn vẫn cho trẻ nằm ngủ ngửa, tuy nhiên khi bạn cho trẻ ngủ, cần thay đổi hướng nghiêng của đầu trẻ hơn. Nên chú ý hướng mặt con về phía nôi và thay đổi tư thế ngủ của bé mỗi đêm.

Khi cho trẻ bú, bạn nên thay đổi tay bế trẻ. Điều chỉnh đầu trẻ vào lần ngủ tiếp theo nếu trẻ quay về tư thế ban đầu khi ngủ.

tre bi meo dau anh 4
Nên chú ý hướng mặt con về phía nôi và thay đổi tư thế ngủ của bé mỗi đêm

Thay vì để trẻ nằm trong nôi hay ghế rung, bạn nên bế trẻ khi trẻ thức để giảm áp lực lên đầu trẻ hơn. Đặc biệt, tránh sử dụng dụng cụ để định vị đầu của bé vì có thể làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

- Giờ ăn

Khi cho bé bú, mẹ nên thường xuyên đổi bên để một bên ngực không bị lệch. Đồng thời, giúp hạn chế hiệu quả tình trạng “đầu phẳng” của bé.

- Tập cho trẻ nằm sấp

Nên để trẻ nằm sấp trong thời gian ngắn để giảm áp lực lên sọ não và giúp trẻ phát triển cơ bắp tốt hơn. Bạn cần quan sát con cẩn thận và  tập cho trẻ nằm sấp nhiều lần trong ngày.

tre bi meo dau anh 5
Nên để trẻ nằm sấp trong thời gian ngắn

- Khi cho bé ngồi

Không nên để bé ngồi trên ghế nôi, ghế trên xe hơi, địu lưng… trong một thời gian dài. Đặc biệt khi bé có xu hướng ngả đầu về một bên khi ngồi.

- Thu hút sự chú ý của bé

Khi bé nằm trong nôi hay trên giường, mẹ có thể dùng những đồ chơi có phát ra âm thanh, tiếng động để thu hút  bé xoay đầu về nhiều phía khác nhau.

Những đồ chơi như chuông treo cũi, lục lạc hay bóng vải có tiếng nhạc vừa giúp bé tập cầm nắm tốt vừa kích thích sự phát triển của cơ cổ và đầu. Từ đó giúp đầu con sẽ tròn đẹp.

tre bi meo dau anh 6
Dùng những đồ chơi có phát ra âm thanh, tiếng động để thu hút  bé xoay đầu về nhiều phía khác nhau

Trong lúc chơi, mẹ có thể cho bé nằm sấp nhưng cần cảnh giác cao độ, đề phòng những việc ngoài ý muốn xảy ra.

- Xoa đầu cho trẻ

Để đầu bé được “đầy đặn”, mẹ cần biết cách xoa đầu cho trẻ bị méo đầu. Lưu ý động tác nhẹ nhàng, tránh xoa quá mạnh, làm ảnh hưởng đến não bộ của bé. Trong khoảng ba tháng đầu sau khi sinh, bé bị bẹp đầu, để khắc phục hiệu quả, mẹ nên kiên trì xoa nhẹ nhàng đầu bé hàng ngày.

Mẹ có thể dùng khăn hay các vật dụng mềm chèn ngay dưới gối phía bên bé thường hướng đầu về. Với cách này, đầu bé buộc phải nghiêng về hướng khác và luôn tròn.

tre bi meo dau anh 7
Mẹ nên kiên trì xoa đầu bé nhẹ nhàng hàng ngày

- Dùng mũ bảo hiểm giúp giữ hình dáng đầu

Nếu tình trạng của bé nghiêm trọng, bác sĩ có thể khuyên bạn nên cho bé sử dụng mũ bảo hiểm để giúp điều chỉnh hình dáng đầu cho phù hợp. Đây là phương pháp sẽ giúp giảm áp lực tác động lên vùng đầu bị phẳng.

Nên thực hiện trước khi bé được 6 tháng tuổi, lúc này xương sọ vẫn còn mềm dẻo và não bộ phát triển nhanh chóng. Mất từ 2-6 tháng để điều trị. 

4. Một số lưu ý cần nắm khi trẻ bị móp đầu

- Bé có thể sẽ giữ tư thế đầu nghiêng một bên bởi những bất thường do mô cơ như chứng vẹo cổ. Để giúp kéo giãn cơ cổ và giúp trẻ thay đổi tư thế đầu dễ dàng hơn, bạn có thể chọn vật lý trị liệu cho trẻ.

tre bi meo dau anh 8
Hình ảnh bé lúc trước và sau khi tự điều chỉnh đầu móp

- Nếu hai hay nhiều xương sọ trẻ dính lại sớm thì cần kịp thời phẫu thuật để tách ra.

- Kịp thời đưa bé đến bác sĩ khám để được chẩn đoán và điều trị khi quá lo lắng về hình dạng đầu của trẻ.

Trẻ bị méo đầu có thể do nhiều nguyên nhân và có thể gây mất thẩm mỹ cho con khi trưởng thành. Hi vọng với những thông tin vừa chia sẻ sẽ giúp mẹ giải tỏa nỗi lo lắng, phiền muộn này và kịp thời có cách điều chỉnh hiệu quả.

Những quan niệm chăm sóc trẻ sơ sinh xưa cũ gây nguy hại, bác sĩ lắc đầu ngán ngẩm

Trên thực tế còn nhiều bà mẹ mắc phải những lỗi này nhưng không hề biết.

TIN MỚI NHẤT