Khi trẻ có cân nặng cơ thể cao hơn số cân trung bình so với chiều cao và tuổi từ 20% trở lên, có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay, trên vú và ở cằm thì phải nghĩ ngay tới tình trạng béo phì ở trẻ.
- Bác sĩ phụ sản bày cách giúp em bé tự chui ra trong 15 phút, mẹ không còn đau đớn
- Bé biếng ăn phải làm sao?
Khi trẻ có cân nặng cơ thể cao hơn số cân trung bình so với chiều cao và tuổi từ 20% trở lên, có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay, trên vú và ở cằm thì phải nghĩ ngay tới tình trạng béo phì ở trẻ. Có hai cách để xác định trẻ thừa cân hay béo phì: Quan sát trẻ thấy thân hình to béo một cách không bình thường so với lứa tuổi (đi lại nặng nề khó coi….) và dùng cân đo để xác định trẻ thừa cân hay béo phì.
Nếu trẻ có chiều cao đạt mức chuẩn bình thường mà cân nặng vượt mức bình thường 25% thì trẻ đó đã bị thừa cân và có nguy cơ béo phì. Nếu trẻ có số cân nặng vượt mức bình thường 50% thì chác chắn trẻ đó đã bị bệnh béo phì.
Quan sát bằng mất thường phát hiện thấy trẻ có thân hình tròn trịa nhưng chân tay khẳng khiu, trương lực cơ yếu, thiếu máu, gan to, thoái hóa mỡ, phù,... đây chính là đặc điểm của trẻ thừa cân nhưng suy dinh dưỡng thể phù. Điều dễ nhận thấy nhất trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù là phù ở mí mắt, mặt và hai chân. Nếu không được phát hiện và xử trí, trẻ sẽ tiếp tục diễn tiến nặng hơn với phù toàn thân kèm theo tràn dịch màng bụng, màng tinh hoàn... Phù làm cho trẻ trông có vẻ mập ra, sổ sữa và có thể tăng cân.
Ngoài biểu hiện phù, trẻ còn có rối loạn sắc tố da như: Có vết loang lổ trên da, có những chấm hoặc nốt rải rác hoặc tập trung thành từng mảng màu đỏ, nâu, đen, da khô, bong vẩy, dễ bị hăm đỏ, lở loét..
Tùy mức độ, thời gian và thời điểm xảy ra suy dinh dưỡng thể phù mà mắt, xương, gan, tim, ruột, tụy, não, răng, tóc… đều có thể bị ảnh hưởng. Vì thế nên đây là bệnh được xem là nguy hiểm do điều trị khó và tỷ lệ tử vong cao.