Cách điều trị viêm da cơ địa ở trẻ để giúp trẻ thoát khỏi cảm giác ngứa ngáy, khó chịu sẽ được chia sẻ trong bài viết chi tiết dưới đây.
- 3 biểu hiện của bé ngay từ trong bụng mẹ chứng tỏ sau này con rất thông minh
- Trời chuyển lạnh, bác sĩ Collin khuyến cáo bố mẹ làm 1 việc ngay khi con hắt hơi, sổ mũi sẽ giúp trẻ "dập tắt" những đợt ốm bệnh từ đầu
Cách điều trị viêm da cơ địa ở trẻ
Thời tiết trở lạnh và hanh khô khiến da trẻ dễ bị khô ngứa và bùng phát những đợt viêm da nặng. Bên cạnh đó, nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh như: quần áo len dạ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm nấm mốc, bụi bẩn; chất liệu len thô ráp dễ cọ xát vào những tổn thương trên da; chăn nệm hay sofa dễ ẩm mốc; nhiệt độ nước tắm quá cao; thức ăn gây dị ứng;…
Trẻ bị bệnh viêm da cơ địa sẽ rất ngứa ngáy khó chịu và hay quấy khóc. Để sớm khắc phục được căn bệnh này cho con cha mẹ nên tìm hiểu về cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ em và trẻ sơ sinh sao cho an toàn, đồng thời chăm sóc con đúng cách để bé mau lành bệnh.
Vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ để điều trị viêm da cơ địa
Giữ gìn vệ sinh cơ thể cho trẻ bằng cách cho trẻ tắm rửa thường xuyên. Các bậc cha mẹ có thể tắm cho trẻ bằng nước lá trầu không hoặc mua lactacyd baby về pha nước tắm cho con theo hướng dẫn trên vỏ chai cũng có tác dụng rất tốt.
Khi tắm có thể massage nhẹ nhàng cho trẻ nhưng tuyệt đối không được chà xát da trẻ sẽ làm bể mụn nước và khiến da bị tổn thương nặng hơn. Mẹ cũng không nên dùng xà bông có tính tẩy rửa mạnh để tắm gội cho con.
Giảm ngứa và tránh cào gãi lên vùng viêm da cơ địa
Cách đơn giản nhưng hiệu quả được nhiều chuyên gia khuyên làm để “cắt” ngay cơn ngứa cho trẻ là phun nước khoáng lên da hoặc đắp miếng gạc sạch tẩm nước khoáng lên chỗ ngứa… Bên cạnh đó, nên cắt móng tay của trẻ thường xuyên, hướng dẫn trẻ dùng cả lòng tay xoa vỗ nhẹ vào chỗ ngứa thay vì cào gãi, phân tán sự chú ý của con vào cơn ngứa bằng cách cho trẻ chơi các trò thủ công như xếp hình, trang trí thủ công, tô màu…
Không tự ý dùng thuốc và ngưng thuốc cho con khi bị viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em thường kéo dài vá rất hay tái phát. Do vậy khi bệnh của trẻ đã đỡ cha mẹ không nên tự ý ngưng thuốc mà hãy tiếp tục bôi thuốc cho con và đi tái khám theo sự chỉ định của bác sĩ đến khi con trị dứt bệnh.