Chia sẻ với Phụ nữ sức khỏe, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết mẹ cần tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia kết hợp với các mũi tiêm dịch vụ.
- Mách chị em cách hạ sốt cho trẻ bằng lá tía tô cực kỳ an toàn, hiệu quả sau khi tiêm phòng
- Cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh do chuyên gia Viện dinh dưỡng tư vấn
Các loại vắc-xin cần tiêm cho trẻ em
Tiêm phòng cho trẻ em là việc làm cần thiết nhằm tạo cho trẻ sức đề kháng tốt, cơ thể sản sinh ra kháng thể phòng chống lại bệnh tật.
Trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, mẹ nên tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin cho trẻ, không nên bỏ mũi tiêm nào. Yêu cầu của việc tiêm phòng cho trẻ là nên tiêm đúng lịch, tiêm sớm.
Nếu không tiêm các mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, mẹ có thể cho trẻ tiêm theo hình thức dịch vụ tương tự tùy theo nguyện vọng và điều kiện kinh tế của gia đình.
Ngoài ra, cha mẹ có thể ưu tiên tiêm thêm cho trẻ một số mũi vắc-xin quan trọng sau:
Vắc-xin rota
Đây là loại vắc-xin phòng bệnh tiêu chảy do virus rota gây ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Mẹ có thể uống vắc-xin rota phòng tiêu chảy nhưng cần lưu ý liều đầu tiên không uống quá 6 tháng tuổi. Nên cho trẻ uống vắc-xin rota khi được 1,5 tháng tuổi. Uống sau 4 tháng, tác dụng thuốc sẽ không còn nhiều.
Vắc-xin phế cầu 10
Phế cầu có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em như: Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa… và dạng bệnh nặng có tên “phế cầu xâm lấn”. Vắc-xin phế cầu chủ yếu phòng ngừa dạng “xâm lấn" này.
Vi khuẩn phế cầu nguy hiểm, gây bệnh nặng, khi trẻ mắc bệnh việc chữa trị vô cùng tốn kém. Mẹ nên cho trẻ tiêm vắc-xin phế cầu 10 từ 1,5 tháng - 5 tuổi. Tùy độ tuổi, các bé sẽ được tiêm với liều lượng và lịch tiêm khác nhau.
Vắc-xin ngừa thủy đậu
Mẹ nên cho trẻ tiêm 2 mũi vắc-xin phòng ngừa thủy đậu sau 12 tháng tuổi. Trẻ lớn nếu chưa được tiêm, mẹ nên đưa đi tiêm đề phòng mắc bệnh khi dịch thủy đậu vào mùa.
Vắc-xin 3 trong 1
Với trên gọi MMR, vắc-xin 3 trong 1 sẽ phòng ngừa các bệnh, sởi, quai bị, rubella ở trẻ em. Vắc-xin sởi và rubella đã có trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Mẹ cho trẻ tiêm thêm mũi này sẽ giúp phòng ngừa bệnh quai bị.
Vắc-xin cúm
Vắc-xin cúm chỉ có tác dụng trong 1 mùa, 1 năm nên được gọi là cúm mùa. Nếu trẻ hay mắc bệnh vặt hoặc có cơ địa suyễn thì nên cho tiêm thêm mũi này.
Những lưu ý khi mẹ đưa trẻ đi tiêm vắc-xin
Để các mũi tiêm vắc-xin cho trẻ phát huy tác dụng, mẹ cần chú ý:
- Trẻ dưới 12 tháng tuổi: Tất các các mũi vắc-xin đều có thể tiêm chung cho trẻ và không quy định thời gian bao lâu, không cần chờ khoảng cách thời gian 2 tháng mới chích mũi tiếp theo cho trẻ.
- Trẻ mắc bệnh nhẹ vẫn có thể tiêm ngừa vắc-xin. Mẹ nên mua 2 cuốn sổ chích ngừa riêng (sổ chích dịch vụ và sổ chính tiêm chủng mở rộng) để tiêm cho trẻ đầy đủ các mũi.
- Trẻ uống vắc-xin rota của hãng này nếu hết thuốc có thể chuyển sang hãng thuốc khác mà không bị ảnh hưởng gì.
- Nếu mẹ muốn cho trẻ tiêm vắc-xin viêm gan A nhưng hết thuốc, có thể tiêm vắc-xin viêm gan A – B, không ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
- Vùng tiêm vắc-xin ở trẻ có dấu hiệu sưng đỏ, mẹ nên chườm mát (dùng khăn sạch, dày, quấn cục đá bên trong…). Mẹ chỉ cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi bé sốt, không uống vắc-xin ngừa. Lâu ngày vết tiêm còn sưng nhưng trẻ không đau, mẹ chỉ cần xoa nhẹ, vết tiêm sẽ từ từ tan.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh
(Trưởng Khoa Nhiễm - Thần Kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM)