Sặc sữa là một hiện tượng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu không có đủ kiến thức và kinh nghiệm để sơ cứu cho con trong trường hợp này, rất có thể sẽ xảy ra những sai lầm đáng tiếc.
- Tự ý cắt núm bình để sữa chảy nhanh hơn, bảo mẫu lương 50 triệu/ tháng suýt đẩy bé sơ sinh đến cửa tử
- 4 cách giúp các bà mẹ bỉm sữa chăm sóc vùng cuống rốn của trẻ dễ dàng, ai cũng nên biết
Tối ngày 16/8, tại khoa cấp cứu bệnh viện Đông Dương, Dương Châu, Trung Quốc, một tai nạn đau lòng đã xảy ra. Nạn nhân là một cậu bé mới 7 tháng tuổi. Bé chết là do bị sặc sữa.
Theo các nhân chứng, vào khoảng 8h30 tối hôm đó, cặp vợ chồng trẻ vội vã mang con đến bệnh viện và cậy nhờ “cứu giúp”. Lúc đó, mặt bé đã tím tái. Bé trai mới được 7 tháng tuổi. Buổi tối, mẹ cho bé uống sữa. Một lúc sau, bé tự nhiên ho vài lần, sau đó khó thở, miệng và mũi chảy sữa. Bố mẹ của bé đã vội vã mang con đến bệnh viện.
Sau 40 phút được bác sĩ hết lòng cấp cứu, đứa trẻ vẫn không có dấu hiệu tỉnh. Cuối cùng, bác sĩ đã buộc phải tuyên bố: Đứa bé đã qua đời!
Dưới đây là lời khuyên được các bác sĩ chỉ ra từ vụ bé tử vong do sặc sữa ở trên.
Sơ cứu trong 4 phút:
Khi bé sặc sữa, đừng vội giải quyết vấn đề sức khỏe. Trước tiên, bạn nên quan sát tiếng khóc và nước da của bé. Nếu em bé của bạn có vết bầm tím trên môi hoặc mặt, khó thở,... điều này có nghĩa là tình trạng của em bé rất nguy hiểm. Bạn nên gọi cấp cứu ngay lập tức và sơ cứu cho con.
Lời khuyên sơ cứu: Thời gian tốt nhất để giải cứu bé chỉ là 4 phút. Nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp đầu thấp, đỡ đầu trẻ nghiêng mặt vỗ liên tiếp 5 cái đủ mạnh vào vùng giữa 2 bả vai của trẻ theo hướng xuống dưới và ra trước. Sau khi vỗ xong, nhẹ nhàng lật trẻ ngược lại xem trẻ đã tự thở được chưa, da đã hồng hơn chưa.
Làm sạch miệng, khoang mũi
Khi sữa đã vào khí quản của em bé, hãy dùng một miếng gạc sạch để quấn ngón tay rồi đưa vào khoang miệng, xuống đến tận cổ họng của bé để thấm hết sữa, không để cho sữa tràn vào khí quản khi bé hít thở lần nữa. Sau đó, kiểm tra lại mũi của bé. Nếu có sữa còn sót lại trong khoang mũi, hãy nhẹ nhàng lau sạch bằng tăm bông sạch. Nhớ làm sạch miệng trước rồi mới rửa mũi.
Xác nhận lại tình trạng của bé
Sau khi xử lý 2 bước trên, bạn nên quan sát lại tình huống của em bé:
- Nếu em bé khóc lớn vào lúc này, mặt đỏ, cho thấy đường hô hấp của em bé đã được thông suốt, về cơ bản không có vấn đề gì;
- Nếu bé khóc nhưng âm thanh yếu, bạn có thể sử dụng phương pháp kích thích cho bé ho hoặc làm đau để bé khóc to lên. Khi đó, dung dịch sữa bị tràn vào khí quản ra bên ngoài khoang miệng, khiến bé hít thở dễ dàng.
Làm thế nào để tránh cho bé bị sặc sữa?
- Đừng cho bé bú khi đang quá đói: Đừng để bé quá đói mới cho bú. Khi đó, bé sẽ bú hấp tấp và dễ gây ra sặc sữa. Vì thế, khi thấy con có dấu hiệu đói, bạn cần đáp ứng nhu cầu của bé dần dần.
- Kiểm soát lượng sữa: Nếu bạn đang cho con bú, mẹ bạn nên kiểm tra mức sữa và vắt sữa trước khi cho con bú. Nếu lượng sữa quá nhiều, bạn có thể dùng ngón tay cái và ngón giữa ấn xung quanh quầng vú để kiểm soát lượng sữa, tránh lượng sữa tiết ra quá nhiều và bé bị sặc. Nên kiểm soát thời gian cho ăn trong khoảng 20 phút.
- Đừng để bé nằm bú: Bé bú mẹ nên nằm trong vòng tay của mẹ (30 - 45 độ ở phần thân trên), không nằm trên giường để bú. Trẻ sơ sinh được cho bú bình không nên đặt nằm thẳng. Việc để bé nằm sẽ khiến bé rất dễ bị sặc vì bình sữa dốc ngược, lượng sữa chảy xuống nhiều.
- Không quấy rầy khiến bé mất tập trung khi bú: Trong lúc bé bú, bố mẹ, người thân không nên pha trò, khiến bé thích thú, bật cười vì như thế bé rất dễ bị sặc.
- Quan sát khi con bú: Khi cho con bú, hãy chú ý quan sát hơi thở, khuôn mặt và biểu hiện của bé để kịp thời xử lý khi có những tình huống xấu xảy ra.