Sử dụng sản phẩm này cho trẻ nhỏ không đúng cách hoặc suốt thời gian dài có thể để lại hậu quả khôn lường.
- Bé 3 tháng thóp phồng to dẫn đến tử vong, BS lắc đầu "do mẹ sau sinh chỉ ăn thịt"
- Không phải trái cây nào ăn nhiều cũng tốt, 5 loại trái cây được khuyên nên cho bé ăn thường xuyên
Ngày nay, khi nuôi con nhỏ nhiều bà mẹ có xu hướng cho trẻ sử dụng núm vú giả với mục đích xoa dịu tâm trạng khi quấy khóc và giúp bé ngủ ngon hơn. Trên thực tế, cách tiếp cận này có thể gây hại lớn cho trẻ em nhưng không phải ai cũng biết.
Sâu mòn răng vì núm vú giả
Bé Huy Huy, 1 tuổi ở Trung Quốc đang trong giai đoạn cai sữa mẹ nên được tăng cường bổ sung sữa bột để phát triển toàn diện. Trước giờ đi ngủ, cậu bé ngoan ngoãn “xử lý” hết bình sữa mẹ chuẩn bị. Tuy nhiên, cứ mỗi lần ăn xong cậu bé quấy khóc dữ dội, khi được ti bình thì nín ngay.
Thấy con phản ứng như vậy, người mẹ nghĩ tới việc sắm ngay một núm vú giả cho bé ngậm khi ngủ. Không ngoài dự đoán, bé tỏ ra thích thú với món đồ mới và ngủ rất ngon lành. Thế nhưng, khi không được ngậm núm vú giả em lại la hét, quấy khóc không chịu ngủ.
Sau gần 3 tháng, mẹ Huy Huy mới phát hiện răng của bé bị ăn mòn xuất hiện những vết ố đen như bị sâu. Lo lắng về vấn đề răng miệng của con, chị đưa bé tới bệnh viện kiểm tra, tại đây bác sĩ cho biết bé bị sâu răng. Nguyên nhân chính là do ngậm núm vú giả trong suốt thời gian dài.
Thực tế cho thấy ngậm núm vú giả nhiều và trong thời gian dài sẽ khiến bé phải đối mặt với những ảnh hưởng xấu của hàm răng. Ngoài ra còn tác động tiêu cực đến sự phát triển cấu trúc khuôn mặt trẻ.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, chỉ nên dùng núm vú giả trong năm đầu vì thời gian sau răng cửa của bé sẽ có nguy cơ bị mọc xiên, ảnh hưởng đến cấu tạo hàm trên và hàm dưới hoặc sâu trầm trọng.
Mối nguy hại từ núm vú giả
1. Nguyên nhân gây sâu răng
Dùng núm vú giả cho bé uống nước ngọt, sữa, nước ép hoa quả thường xuyên làm tăng nguy cơ bị sâu răng. Vấn đề đau nhức khiến bé bồn chồn, khó chịu hay quấy khóc dẫn tới tình trạng chán ăn, bỏ ăn.
2. Ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và phát triển vùng miệng
Sâu răng khiến quá trình ăn uống của trẻ gặp nhiều khó khăn hơn, bé thường xuyên thấy đau nhức và không ngon miệng. Điều này không có lợi cho sự hấp thu các chất dinh dưỡng. Một số trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của vùng quanh miệng.
3. Nguy cơ bị viêm tai giữa
Quá lạm dụng núm vú giả sẽ gây nên những hậu qủa khôn lường, điển hình là sâu răng và viêm tai giữa. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ dưới 3 tuổi thường xuyên ngậm núm vú giả sẽ có nguy cơ cao bị viêm tai hơn những trẻ khác.
Những thói quen xấu dẫn tới tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ
1, Không vệ sinh răng miệng
Nhiều phụ huynh không rèn luyện cho con thói quen đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ để ngăn chặn các vấn đề răng miệng. Điều này làm tăng cơ hội cho vi khuẩn hoạt động trong khoang miệng.
2, Ăn hoặc uống sữa đêm
Khi thấy bé khóc mẹ liền cho ăn ngay dù là ban đêm, thói quen này càng làm tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ nhỏ. Điều này hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe răng miệng. Trước khi ngủ 1 giờ, mẹ có thể cho bé ăn thức ăn bổ sung để bé tạo cảm giác no bụng, không bị đói khi vào giấc.
3, Ngậm núm vú giả khi ngủ
Trẻ dần bị lệ thuộc vào núm vú giả trong khi ngủ. Nếu không có núm vú giả trẻ sẽ bồn chồn ngủ không sâu giấc, hoặc la hét hờn khóc.
4, Ăn nhiều đồ ngọt
Trên thực tế, men răng của trẻ dễ bị bào mòn bởi thành phần axit có trong trái cây. Dùng núm vú giả để cho trẻ uống nước ngọt, sữa, nước ép trái cây… hoặc thường xuyên ăn bánh kẹo sẽ làm tăng nguy cơ bị sâu răng.
Khắc phục tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ
- Không nên cho bé sử dụng núm vú giả trong một thời gian dài, chỉ nên cho bé ngậm núm vú giả trước khi ngủ, còn sau khi ngủ say nên lấy ra ngay.
- Cho trẻ uống nước ấm sau khi ăn hoặc uống sữa để làm sạch miệng.
- Với những bé lớn có thể rèn luyện đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
- Trẻ nhỏ nên sử dụng kem đánh răng riêng, không dùng chung với người lớn.
- Theo lời khuyên của bác sĩ nha khoa, nên đưa bé tới bệnh viện kiểm tra răng miệng thường xuyên.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với nhu cầu tăng trưởng của trẻ nhỏ, hạn chế thực phẩm và đồ uống nhiều đường.