Bà mẹ còn hướng dẫn tỉ mỉ rằng hiện nay các bé đều đóng bỉm thường xuyên nên việc lấy nước tiểu để rơ lưỡi cho bé không dễ dàng. Vì vậy, hãy dùng khăn chà lên bỉm của bé.
- Vì sao cứ chiều tối về đêm các em bé mới sinh khóc mãi không thôi, ai dỗ kiểu gì cũng không nín?
- Khuyến cáo phụ huynh đưa con em tiêm vắc-xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm
Hôm qua (16/10), bác sĩ nổi tiếng Muhammad Izzat, làm việc tại Tổ chức phi chính phủ Sức khỏe và Bà mẹ Mang thai ở Malaysia, đã đăng tải lên facebook câu chuyện mà ông vô tình biết được khi có một người mẹ đã khuyên các bà mẹ khác nên rơ lưỡi cho con bằng… nước tiểu.
Theo như tấm hình được bác sĩ Izzat chia sẻ, người ta thấy là bà mẹ này đã nghe theo lời khuyên từ người mẹ quá cố của mình, là khi lưỡi em bé có màu trắng thì hãy dùng nước tiểu của chính bé để lau sạch lưỡi cho con.
Cô còn chỉ cách làm rất cụ thể: "Bây giờ trẻ sơ sinh đều dùng bỉm, vì vậy, rất khó để có thể hứng được nước tiểu của bé. Do đó, những gì bạn cần làm là lấy khăn và chà lên bỉm của bé để lấy được một ít nước tiểu. Sau đó, bạn đưa khăn đấy vào trong miệng và rơ lưỡi cho con. Đừng quên đọc một vài lời cầu nguyện".
Đây là cách vệ sinh lưỡi cho con mà theo bác sĩ Izzat nói là rất sai lệch: "Làm sạch lưỡi của em bé bằng nước tiểu? Bạn cần phải tìm hiểu thông tin trước khi tin vào điều đó".
Bác bỏ mạnh mẽ kiểu mê tín dị đoan này, bác sĩ giải thích: "Lưỡi trẻ sơ sinh trắng là một loại nấm trong miệng, người ta gọi nấm sữa. Tại sao lại gọi là nấm sữa? Vì nó có màu giống màu sữa, nhưng không phải là sữa.
Nếu lau bằng khăn sạch qua một lần mà màu trắng đó mất đi, thì đấy không phải là nấm. Thực chất, đó là một ít sữa thừa còn lại trong quá trình em bé bú. Còn nếu bạn lau nhưng màu trắng không mất đi thì chính xác là bé đã bị nấm lưỡi. Trẻ sơ sinh rất hay bị nấm lưỡi, cứ 20 bé thì sẽ có 1 bé bị nhiễm bệnh. Có bé chỉ mới có 4 tuần tuổi đã bị nấm lưỡi và những em bé sinh non thì có nguy cơ bị nấm lưỡi cao hơn các bé sinh đủ tháng".
Bác sĩ Izzat còn cho biết thêm là loại nấm này không gây hại nên bạn không cần phải làm gì với nó và nó sẽ tự biến mất sau một thời gian. "Việc bạn cần làm là lau miệng cho bé thật sạch sau mỗi cữ bú. Đôi khi, nấm lưỡi có thể gây đau miệng khiến bé bú sữa khó khăn. Lúc này, bạn có thể cho bé đi gặp bác sĩ. Có một loại thuốc trị nấm có thể bôi được ở trong miệng, nhưng cần phải có bác sĩ kê toa và tư vấn".
Cuối bài viết của mình, một lần nữa, bác sĩ Izzat nhấn mạnh rằng nước tiểu của bé chắc chắn không phải là phương pháp điều trị bệnh nấm lưỡi hay là một cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh. Thậm chí, trong bài đăng tiếp theo, ông đã nổi giận vì trên thực tế có rất nhiều các ông bố bà mẹ dễ dàng tin vào điều mê tín mà bỏ qua lời khuyên của các bác sĩ.
Tưa lưỡi hay nấm lưỡi là gì?
Tưa lưỡi hay tưa miệng, nấm lưỡi là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Theo đó, có một lớp màng màu trắng nằm ở niêm mạc miệng, đặc biệt là ở mặt trên của lưỡi. Đây là một bệnh nhiễm trùng do nấm candida sống ký sinh trong miệng, khi gặp điều kiện thuận lợi trở thành tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, không phải lớp màu trắng nào trong lưỡi của bé cũng là nấm. Đó có thể chỉ đơn giản là lớp sữa thừa còn lại trong các cữ bú. Thế nên, tốt nhất, các cha mẹ nên giữ vệ sinh miệng cho bé thật sạch sẽ để tránh nấm candida có cơ hội gây nên bệnh nấm lưỡi.
Quy trình vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh:
- Đầu tiên, cha mẹ rửa tay thật sạch trước khi rơ lưỡi cho bé.
- Đặt bé nằm trên giường hoặc bế bé vào trong lòng.
- Quấn hoặc đeo gạc quanh ngón trỏ, rồi nhúng gạc vào nước muối pha loãng 0,9% hoặc nước sôi để nguội. Bạn chạm nhẹ ngón tay vào môi dưới của bé để bé mở miệng, sau đó, đưa ngón tay đeo gạc vào nhẹ nhàng lau vòm miệng và nướu của bé. Cuối cùng, bạn đưa ngón tay vào gốc lưỡi kéo ngược ra đầu lưỡi để loại bỏ cặn sữa thừa.
Cha mẹ nên làm vệ sinh miệng cho bé đều đặn 2 lần mỗi ngày. Tuyệt đối không được đưa ngón tay quá sâu vào miệng bé và không làm vệ sinh khi bé vừa ăn xong, vì làm lúc này bé rất dễ bị nôn trớ.