8 nguyên tắc sức khỏe mọi bà mẹ nên tuân thủ từ lúc mang thai để nuôi con luôn khỏe mạnh

Chăm sóc con 11/10/2018 13:00

Đây là những nguyên tắc sức khỏe mà các mẹ cần phải nhớ và tuân thủ vì nó rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong 1.000 ngày đầu tiên tính từ lúc mang thai.

Hiệp hội nhi khoa Philippines nhận định 1.000 ngày đầu tiên của bé là "cửa sổ quan trọng để mở ra cơ hội và kết quả". Hành trình này bắt đầu tại thời điểm thụ thai và kéo dài cho đến khi bé 2 tuổi: "1.000 ngày đầu tiên là khoảng thời gian khi một đứa trẻ gia tăng các nhu cầu dinh dưỡng để hỗ trợ phát triển nhanh chóng về thể chất và tinh thần".

Dinh dưỡng đúng lúc, đúng thời điểm có thể có tác động sâu sắc đến sự phát triển của một đứa trẻ. Dựa trên hướng dẫn của Hiệp hội nhi khoa Philippines, dưới đây là những nguyên tắc sức khỏe được khuyến khích tuân thủ để chăm sóc bé tốt nhất trong 1.000 ngày đầu tiên.

Mang thai

Nguyên tắc 1: Tuân theo khuyến nghị bổ sung vitamin và khoáng chất của bác sĩ

Dinh dưỡng đầy đủ là điều cần thiết cho một em bé phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ. Hiệp hội nhi khoa Philippines khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai phải uống thuốc đa vi chất dinh dưỡng để bổ sung sắt, axít folic, canxi. Axít folic làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng bao gồm nứt đốt sống. Canxi cần thiết cho em bé để phát triển xương và giảm tiền sản giật ở mẹ. Mặt khác, sắt ngăn ngừa thiếu máu và trọng lượng trẻ sơ sinh thấp.

8 nguyên tắc sức khỏe mọi bà mẹ nên tuân thủ từ lúc mang thai để nuôi con luôn khỏe mạnh - Ảnh 1

Bố mẹ cũng cần đảm bảo sử dụng muối i-ốt trong các bữa ăn hàng ngày. "I-ốt rất cần thiết cho sự phát triển trí não khỏe mạnh ở thai nhi và trẻ nhỏ. Nhu cầu i-ốt của phụ nữ tăng đáng kể trong thai kỳ để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho thai nhi" - Tổ chức Y tế Thế giới cho biết.

Nguyên tắc 2: Lên lịch khám, kiểm tra định kì

Phụ nữ có thai nên ít nhất đi khám 4 lần nếu quá trình mang thai bình thường hoặc không có biến chứng gì. Khám lần đầu tiên trước tháng thứ 4, lần thứ hai trong tháng thứ 6, lần thứ ba khi 8 tháng và thêm một lần nữa tại tháng thứ 9.

Trẻ sơ sinh

Nguyên tắc 3: Chậm kẹp dây rốn

8 nguyên tắc sức khỏe mọi bà mẹ nên tuân thủ từ lúc mang thai để nuôi con luôn khỏe mạnh - Ảnh 2

Hiệp hội nhi khoa Philippines khuyến cáo nên đợi 1 đến 3 phút trước khi kẹp dây rốn của trẻ sơ sinh. Lưu lượng máu bổ sung từ nhau thai đã được chứng minh là có lợi cho trẻ đủ tháng và sinh non. Nó làm tăng nồng độ hemoglobin (hồng huyết cầu) khi sinh, cải thiện mức độ sắt, ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt trong năm đầu đời và hơn thế nữa. Hiệp hội các bác sĩ sản khoa Mỹ (ACOG) cũng có khuyến nghị tương tự.

Nguyên tắc 4: Thực hành da tiếp da

8 nguyên tắc sức khỏe mọi bà mẹ nên tuân thủ từ lúc mang thai để nuôi con luôn khỏe mạnh - Ảnh 3

Hiệp hội nhi khoa Philippines cũng đề nghị phương án "chăm sóc Kangaroo" cho trẻ sơ sinh. Giao thức này bao gồm tiếp xúc da kề da ngay sau khi sinh và trong thời gian ngắn vào ban ngày hoặc ban đêm sau khi em bé chào đời. "Chăm sóc Kangaroo" cũng thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, tăng cường sự liên kết giữa mẹ và trẻ sơ sinh, đồng thời tăng cường sự bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại nguy cơ nhiễm trùng.

Nguyên tắc 5: Sàng lọc trẻ sơ sinh trước khi xuất viện

8 nguyên tắc sức khỏe mọi bà mẹ nên tuân thủ từ lúc mang thai để nuôi con luôn khỏe mạnh - Ảnh 4

Tất cả trẻ sơ sinh được khuyến khích trải qua sàng lọc trẻ sơ sinh, kiểm tra cho một loạt các điều kiện di truyền, trao đổi chất và truyền nhiễm trước khi xuất viện về nhà. "Việc xác định sớm và can thiệp kịp thời có thể giảm đáng kể bệnh tật, tử vong và khuyết tật liên quan ở trẻ nếu bị ảnh hưởng" - các nhà nghiên cứu cho biết.

Chăm sóc trẻ nhỏ

Nguyên tắc 6: Cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt

Việc thiếu dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu có thể dẫn đến sự gia tăng hiện tượng thấp còi và suy dinh dưỡng, để lại hậu quả lâu dài. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, sau đó mới bổ sung các thức ăn dinh dưỡng khác khi bé sẵn sàng nhưng vẫn tiếp tục bú mẹ.

Nguyên tắc 7: Hãy chắc chắn rằng bé nhận được đủ các vitamin và khoáng chất theo độ tuổi

Nên cho trẻ sơ sinh uống 1 liều vitamin K sau khi sinh để giảm chảy máu trong tuần đầu đời. Vitamin A và sắt cũng cần cho trẻ nhỏ để giảm nguy cơ tiêu chảy, bệnh sởi, thiếu máu và thiếu sắt. Kẽm cũng được khuyến cáo cho trẻ em có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp từ trung bình đến cao. Bố mẹ có thể nhờ bác sĩ nhi khoa tư vấn về các chất bổ sung vitamin và khoáng chất thích hợp cho bé.

Nhóm các nhà nghiên cứu nhi khoa cũng cảnh báo về sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng. Việc thiếu hụt vi chất, bao gồm thiếu i-ốt có thể gây trở ngại đối với tiềm năng tăng trưởng não tối ưu của trẻ. Bố mẹ hãy chắc chắn rằng muối gia đình sử dụng ở nhà là muối i-ốt. Kiểm tra con dấu chất lượng của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm trên nhãn.

Nguyên tắc 8: Theo dõi lịch tiêm chủng

Hầu hết các chủng ngừa của bé sẽ được tiêm chủng trong 2 năm đầu đời. Các vắc xin tiêm chủng này bao gồm DPT-Hib-Hep B, bệnh bại liệt, vắc-xin phế cầu khuẩn, virus rota, sởi, quai bị, rubella... Vắc xin BCG phòng bệnh lao và vắc xin viêm gan B nên được tiêm ngay từ lúc mới sinh.

2 kỹ năng cần thiết nên dạy con trước 1 tuổi để sau này mẹ nhàn hạ, đỡ vất vả hơn

Có thể nói, việc chăm lo sức khỏe, từng miếng ăn giấc ngủ cho con luôn khiến nhiều người mẹ trở nên bận rộn, mệt mỏi. Các chuyên gia khuyên rằng, nếu muốn sau này nhàn hạ, đỡ vất vả hơn thì bạn nên dạy con 2 kỹ năng cần thiết này.

TIN MỚI NHẤT