Chăm con không thể nào tránh khỏi được những sai sót ngoài ý muốn, các mẹ lưu ý xem mình có mắc 7 lỗi dưới đây không nhé!
- Mẹ đau khổ khi nhìn con càng nuôi càng lùn, bất ngờ phát hiện ra chính thói quen này khiến con yêu chậm lớn
- Bé gái 6 tuổi bị thủng ruột, cơ thể tổn thương trầm trọng, mẹ hoảng hồn khi biết nguyên nhân là thứ ngày nào con cũng mang theo người
Ngày nay, các bà mẹ trẻ có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin về cách chăm sóc trẻ sơ sinh qua các lớp học cho phụ nữ mang thai, blog trực tuyến được viết bởi bác sĩ nhi khoa và nhà tâm lý học, các diễn đàn và tất nhiên là cả từ mẹ của mình nữa. Nhưng đôi khi các lời khuyên thường có xu hướng mâu thuẫn với nhau, vậy nên để tránh những sai lầm không đáng có, các mẹ hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết những sai lầm phổ biến khi chăm con là gì để còn tránh nhé!
1. Không cho con ăn đủ sữa
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, nhưng nếu mẹ ít sữa thì vẫn cần bổ sung thêm sữa công thức để đảm bảo em bé được nuôi dưỡng tốt nhất. Tuy nhiên có một số bà mẹ hoàn toàn từ chối việc cho con uống sữa ngoài. Điều này rất nguy hiểm vì nếu để trẻ bị đói sẽ gây mất nước và có thể dẫn đến tử vong.
2. Cho con ăn quá nhiều
Nếu một đứa trẻ khóc, điều đó không có nghĩa là chúng đói. Các em bé có thể khóc vì cảm thấy đau đớn hoặc đơn giản là muốn gặp mẹ. Đôi khi, mọi người cố gắng an ủi trẻ bằng cách cho ăn nhưng nó có thể gây ra sự khó chịu trong dạ dày, đầy hơi và nôn.
Cha mẹ đừng bắt ép nếu con không muốn ăn. Nếu các mẹ cứ lo con mình ăn chưa đủ no, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa và rất có thể là bản thân đã sai.
3. Vắt sữa vào bình cho con bú
Nhiều trẻ bú mẹ không được tốt lắm nên các mẹ thường vắt sữa cho vào bình để con bú được dễ hơn. Nói chung việc này không có gì nguy hiểm, nhưng việc mút sữa từ bình dễ hơn bú mẹ và trẻ cũng nhanh chóng làm quen hơn. Chính vì thế, các bé sẽ nhanh chóng bỏ việc bú mẹ và thích bú bình hơn, điều này có thể dẫn đến trẻ bị sai khớp cắn, gặp vấn đề về giao tiếp và lượng sữa mẹ được sản xuất cũng bị giảm đi.
4. Quấn trẻ quá nhiều lớp
Mọi người đều tin rằng việc quấn bé để giữ ấm là rất có lợi, vì trẻ sơ sinh đã quen với độ nóng từ trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nhiệt độ quá nóng thực sự rất nguy hiểm và nó làm tăng nguy đột tử ở trẻ sơ sinh. Bác sĩ nhi khoa khuyên nên duy trì nhiệt độ thoải mái trong khoảng từ 18 đến 20 độ C. Đừng đắp quá nhiều chăn cho trẻ, cũng như đừng để chúng nằm gần lò sưởi và nhớ đừng đội mũ cho con khi bé đang ngủ.
Nhưng làm thế nào để cha mẹ biết trẻ đang bị quá nóng? Cách tốt nhất là hãy chạm vào bụng của chúng - vùng bụng nên ấm chứ không được nóng quá. Các dấu hiệu khác như má đỏ và đổ mồ hôi dữ dội cũng là dấu hiệu của việc trẻ bị quá nóng.
5. Khử trùng mọi thứ xung quanh trẻ
Nhiều người nghĩ rằng trẻ em nên được tắm trong nước đun sôi, ga trải giường phải được là thật kĩ, phòng cho bé ngủ cũng phải làm sạch nhiều lần trong ngày. Nhiều cha mẹ còn loại bỏ hết thú cưng trong nhà vì lo lắng cho sức khỏe của con. Tuy nhiên, các bác sĩ nhi khoa tin rằng khi mọi thứ xung quanh quá sạch sẽ, nó chỉ làm tổn thương hệ thống miễn dịch của trẻ và khiến chúng trở nên quá mẫn cảm.
Theo các nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm trẻ em Johns Hopkins, trẻ em nếu tiếp xúc với các vi trùng trong nhà và lông của thú cưng trong năm đầu đời thường ít bị dị ứng hoặc hen suyễn.
6. Không sử dụng xe đẩy đúng cách
Cha mẹ không thể đảm bảo được việc con cái sẽ luôn luôn an toàn, nhưng những gì chúng ta có thể làm là tuân theo các quy tắc chung để bảo vệ con cái. Một trong những quy tắc đó là khi đi vào thang máy một tay bạn nên bế con, tay còn lại thì đẩy xe vì cánh cửa thang máy có thể đóng lại bất cứ lúc nào.
Ngoài ra, khi băng qua đường cha mẹ thường đẩy xe đẩy trước mặt, nhưng đây là cách làm sai vì xe đẩy thường thấp hơn xe hơi và tài xế có thể không nhìn thấy vì bị các phương tiện khác che mất.
7. Ru con sai cách
Trẻ thường khóc rất nhiều đến nỗi khiến các ông bố, bà mẹ trở nên cáu kỉnh và bắt đầu đung đưa con rất nhanh và mạnh. Cha mẹ hãy nhớ rằng não bộ và phần cổ của trẻ sơ sinh rất yếu, nếu bố mẹ rung lắc quá mạnh có thể gây thương tổn cho trẻ, thậm chí là tàn tật và tử vong.