6 nguyên tắc cần đặc biệt tuân thủ khi chăm sóc trẻ bị cảm lạnh

Chăm sóc con 08/12/2019 13:00

Khi trẻ bị cảm lạnh, cha mẹ cần tuyệt đối tuân thủ 6 nguyên tắc dưới đây để trẻ nhanh bình phục, tránh những biến chứng nghiêm trọng.

Giữ nhiệt độ cơ thể trẻ ổn định

Khi trẻ bị cảm lạnh, bố mẹ nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ, trong lúc này bé sẽ thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, hay lo lắng. Vì thế, cần nên hạn chế cho trẻ vận động nhiều. Thay vào đó, hãy chú ý cho trẻ ngủ nhiều hơn bình thường để bảo vệ sức đề kháng của trẻ.

6 nguyên tắc cần đặc biệt tuân thủ khi chăm sóc trẻ bị cảm lạnh - Ảnh 1

Tri trẻ bị cảm lạnh bố mẹ cần chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ (Ảnh minh họa)

Các mẹ cũng cần lưu ý đảm bảo giữ ấm ngực, lưng, bụng, bàn chân của trẻ nhưng không nên bịt kín quá mức làm mồ hôi ngấm ngược trở lại khiến cơ thể nhiễm lạnh nhiều hơn.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý

Hầu hết trẻ cần khoảng 7 ngày để hồi phục sau khi bị cảm lạnh. Vì thế, lúc này mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn nhạt, loãng dễ tiêu hoá. Bé cần ăn các thực phẩm giàu protein như trứng gà, các chế phẩm từ đậu và nạp thêm nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả.

Ngoài ra, mẹ cũng cần cho bé uống thêm nhiều nước bởi sốt có thể khiến trẻ bị mất nước. Ngoài nước lọc có thể thêm sữa và các loại nước ép trái cây hoa quả vào chế độ dinh dưỡng của trẻ để con nhanh khỏi bệnh.

Vệ sinh mũi trẻ bằng nước muối sinh lý

Ngạt mũi là một trong những dấu hiệu đầu tiên xuất hiện khi trẻ bị cảm lạnh. Việc hấp thụ oxy xuống phổi trở nên khó khăn hơn, khiến trẻ bị khó thở. Khi mũi trẻ có nhiều dịch nhầy, chảy nước mũi, mẹ nên vệ sinh mũi cho con bằng nước muối sinh lý sạch sẽ, biện pháp này có thể khiến trẻ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều.

6 nguyên tắc cần đặc biệt tuân thủ khi chăm sóc trẻ bị cảm lạnh - Ảnh 2

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý có thể giúp trẻ dễ chịu hơn (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, trước khi đi ngủ mẹ nên dùng khăn nóng lau 2 bên cánh mũi cho trẻ. Hơi nóng có thể tạm thời làm giảm tình trạng bị tắc mũi, cũng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Cho trẻ ở nhà

Khi trẻ bị cảm lạnh bạn nên cho trẻ ở nhà, hạn chế ra ngoài. Bởi nhiệt độ trong phòng và ngoài trời có sự chênh lệch rất lớn có thể khiến bệnh tình trẻ thêm dai dẳng và lâu khỏi. Ngoài ra, bệnh cảm lạnh dễ lây lan, do đó bé có khả năng truyền bệnh cho những trẻ khác ở trường học, nhà trẻ hay nơi công cộng.

Cho trẻ ngủ đủ giấc

6 nguyên tắc cần đặc biệt tuân thủ khi chăm sóc trẻ bị cảm lạnh - Ảnh 3

Trẻ cần ngủ đủ giấc khi bị cảm lạnh để nhanh chóng phục hồi sức khỏe (Ảnh minh họa)

Ngủ đủ giấc có thể giúp trẻ phục hổi nhanh hơn khi bị cảm lạnh. Trẻ cần ít nhất 8 đến 12 tiếng để ngủ mỗi đêm, tùy thuộc vào độ tuổi. Một giấc ngủ ngon có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh hiệu quả, tránh trường hợp bị đuối sức dẫn đến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Đưa trẻ đi khám khi có các triệu chứng nặng

Khi trẻ có những triệu chứng nặng như sốt cao trên 39 độ C, đau ngực, thở gấp, ngủ lịm,… bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi có nhiều loại thuốc tây hiện nay, nhất là thuốc kháng sinh nếu không được sử dụng với liều lượng phù hợp có thể gây ra nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe trẻ.

Tưởng trẻ bị phạt nhốt vào ống thủy tinh, khi biết sự thật người xem lại chuyển hết sự chú ý sang biểu cảm của các bé

Hầu hết các bé đều ở chung một trạng thái bối rối, ngơ ngác không hiểu được chuyện gì đang xảy ra với mình làm cư dân mạng cười nghiêng ngả.

TIN MỚI NHẤT