Nếu trong khi ngủ trẻ gặp phải một số dấu hiệu bất thường sau đây thì bố mẹ nên cẩn thận vì nó có thể ngầm cảnh báo những vấn đề về sức khỏe.
Trẻ ngáy khi ngủ
Hầu hết chúng ta đều cho rằng ngáy là việc rất bình thường khi ngủ, thế nhưng đối với trẻ sơ sinh các bé thường ngủ rất yên tĩnh và không gây ra tiếng ngáy nào. Tiếng ngáy của trẻ sơ sinh có thể là do thiếu dịch nhày trong đường hô hấp, gây cản trở đường thở của trẻ. Nếu tình trạng ngáy ngủ của trẻ diễn ra thường xuyên, mẹ cần phải cân nhắc và xem xét kỹ, mà cách tốt nhất là nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra tình hình sức khỏe của con.
Liên tục thay đổi tư thế khi ngủ
Trong giấc ngủ nếu bé thường xuyên ngọ nguậy, thay đổi tư thế liên tục chắc chắn là do giấc ngủ của con không tốt. Tuy nhiên, nếu không gian ngủ của bé yên tĩnh nhưng khi ngủ trẻ vẫn có những biểu hiện trên kèm theo hiện tượng đầy hơi, khô miệng, môi phát đỏ,… thì rất có thể trẻ đang gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, điểm hình nhất là viêm dạ dày và viêm đường ruột.
Bởi vì cấu tạo của hệ tiêu hóa trẻ còn yếu và chưa được hoàn thiện, cùng với chế độ ăn uống chưa thật sự khoa học và phù hợp với trẻ, do đó trẻ rất dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa, khiến cho trẻ không ngủ được ngon giấc.
Trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn khi ngủ
Thông thường, trẻ nhỏ rất dễ đổ mồ hôi khi ngủ vì cơ thể bé vẫn chưa phát triển toàn diện mọi mặt như người lớn, do đó rất dễ ẩm ướt và đổ mồ hôi nhiều hơn người lớn. Tuy nhiên, nếu mẹ quan sát thấy con đổ nhiều mồ hôi hơn trong nửa đêm đầu hoặc thậm chí là sau khi ngủ, mẹ cần theo dõi xem bé có thêm các triệu chứng khác như sốt nhẹ, chán ăn hay không. Nếu bé bị đổ mồ hôi nhiều có kèm theo các triệu chứng này, có khả năng bé bị bệnh. Mẹ nên cân nhắc sớm đưa con đi viện để xác định chính xác nguyên nhân.
Trẻ nghiến răng khi ngủ
Không phải tất cả các trường hợp nghiễn răng khi ngủ của trẻ đều bất thường, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên rất có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh sâu răng. Ngoài ra, trẻ nghiến răng khi ngủ còn là dấu hiệu cảnh báo của việc thiếu canxi, do đó mẹ nên bổ sung vitamin D cho trẻ hoặc cho trẻ uống canxi theo sự chỉ định của bác sĩ để khắc phục tình trạng này.
Trẻ cào, gãi mông và hậu môn khi ngủ
Nếu bạn quan sát thấy trong lúc ngủ trẻ thường xuyên dùng tay cào gãi vào mông và hậu môn thì rất có thể trẻ bị kí sinh trùng tấn công mà điển hình nhất là bị giun sán. Và nếu như hiện tượng này xảy ra liên tục, tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám cụ thể để có sự chỉ định điều trị và thuốc phù hợp với độ tuổi của trẻ.