Khi bắt đầu ăn dặm, cha mẹ đều biết rằng không nên cho trẻ ăn nhiều muối, bởi nó sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên có những thực phẩm tưởng chừng như lành mạnh nhưng lại chứa nhiều muối, cảnh báo cha mẹ chú ý không nên cho trẻ ăn.
- Giúp trẻ tăng chiều cao vượt trội nhờ khoai lang
- Nếu trẻ sốt phát ban kèm ho, mắt đỏ, sổ mũi... cần phải đi khám bệnh sởi ngay
Ăn quá nhiều muối có tác hại gì?
Vì trong muối có chứa natri, cha mẹ không cẩn thận cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa muối khiến trẻ tiêu thụ quá nhiều lượng natri, điều này sẽ gây hại sức khỏe của trẻ. Nói về điều này, nhiều người sẽ hỏi: Không phải natri là một nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người hay sao? Đúng, natri thực sự là một nguyên tố dinh dưỡng cần thiết, nhưng trong sữa mẹ và sữa bột đã chứa đủ natri để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của trẻ.
Nếu hấp thụ quá nhiều natri sẽ làm tăng gánh nặng cho thận của bé, ngoài ra hàm lượng natri trong máu lớn hơn nhiều so với khả năng chịu đựng của trẻ, có thể khiến áp suất thẩm thấu máu của bé tăng cao, dẫn đến triệu chứng mất nước, thậm chí tử vong. Vì vậy, ngay cả các chất dinh dưỡng cũng nên được bổ sung một cách điều độ.
"Muối vô hình" là gì?
Trong khẩu phần ăn hàng ngày, ít ai nhìn vào hàm lượng natri trong sản phẩm, nhiều người cho rằng ăn ít muối hoặc ăn gì không mặn tức là ăn ít muối. Như mọi người đã biết, "vị mặn" của nhiều loại thực phẩm lại ẩn chứa trong các hương vị khác, gọi là "muối vô hình". Những thực phẩm dưới đây tưởng chừng như không chứa muối nhưng thực chất lại là những thực phẩm chứa hàm lượng "muối vô hình" cao.
1. Bơ đậu phộng, tương cà và các gia vị sốt khác
Các loại gia vị nêm chúng ta dùng hàng ngày đều được chế biến lại, để tăng thêm vị ngon thì người sản xuất cho thêm nhiều loại gia vị khác, trong đó không thể thiếu muối. Một số loại sốt gia vị không gây cảm giác mặn khi chúng ta ăn, bởi vì các loại gia vị khác làm "lu mờ" độ mặn chứ không phải nó không chứa muối.
Chẳng hạn như bơ đậu phộng, tương cà, nước sốt salad và các loại nước sốt khác có vị chua và ngọt, hàm lượng muối của chúng gần như cao tới 50%. Ngoài ra, hạt nêm, tinh chất thịt, dầu hào… đều là nơi ẩn náu phổ biến nhất của "muối vô hình". Vì vậy, hãy nhớ cho trẻ ăn ít các loại gia vị này.
2. Cần tây, cải cúc, thì là
Ai cũng biết việc cho bé ăn rau có rất nhiều lợi ích, nó có thể bổ sung dinh dưỡng như vitamin và chất xơ có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một số loại rau có hàm lượng natri cao và không thích hợp cho trẻ dưới 3 tuổi, ví dụ như cần tây, cải cúc, thì là và cải tatsoi. Theo bảng thành phần thực phẩm của Trung Quốc, cứ 100 gam thì là chứa 186,3mg natri, tương đương với hàm lượng muối là 0,47g/100 g; hàm lượng natri của cải cúc là 161,3 mg/100g; hàm lượng natri của thân cần tây là 206mg/100 g; hàm lượng natri của cải tatsoi là 115,5mg/100g.
Khi ăn các loại rau này, tốt nhất không nên cho muối, có thể dùng giấm và dầu mè, dầu ô liu, dầu óc chó, dầu hạt lanh… để tạo hương vị. Ngoài ra còn có một số loại rau có hàm lượng natri trung bình và cao như các loại củ cải, cải thìa, cải thảo, lá cần tây, rau muống, cải xoong, củ sen, súp lơ trắng... nấu các loại rau này, nên cho thật ít muối. Đối với trẻ thì không nên cho thêm muối.
3. Đồ ăn nhẹ như bánh mì và thạch
Nhìn thấy hai loại thực phẩm này có thể đặt ra câu hỏi lớn, không phải bánh mì và thạch đều ngọt sao? Thực tế, bánh mì cũng có chứa muối, nhưng vì vị thơm ngậy của bánh mì và mùi của các nguyên liệu khác nhau rõ ràng hơn nên vị mặn bị lấn át. Hàm lượng natri trong thạch không hề nhỏ nên cho các bé ăn thật ít.
4. Nước ép rau quả
Nước ép rau quả có hàm lượng natri cao hơn đồ uống thông thường nên không nên cho trẻ uống thường xuyên.
5. Thịt xông khói, thực phẩm bảo quản, thức ăn nhanh
Muối là nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình chế biến các sản phẩm thịt xông khói, muối không chỉ ướp gia vị mà còn giúp thịt mềm hơn và kéo dài thời gian lưu giữ hương vị của thịt, đặc biệt là thịt ba chỉ cần phơi khô để bảo quản và ức chế vi khuẩn tốt hơn. Thường cần nhiều muối để chế biến, hàm lượng muối cao nhất có thể đạt 5 - 10%.
Một số thực phẩm muối chua có chứa vi khuẩn axit lactic có lợi, ăn vào có một số lợi ích nhất định cho sức khỏe đường ruột, nhưng thực phẩm muối chua cần nhiều muối để dưa được bảo quản lâu. Dù là kim chi hay dưa cải, lượng muối đều rất lớn. Ngoài ra, muối còn giúp các gia vị khác thấm vào thức ăn tốt hơn. Nồng độ muối trong dưa muối cao từ 10% đến 14%.
Thức ăn nhanh như gà rán, pizza, mì gói… không chỉ chứa ít các chất dinh dưỡng mà còn có đặc điểm là nhiều muối, nhiều dầu và nhiều calo. Ngay cả đối với mì khô, người ta thường cho muối vào để sợi mì dai hơn, vì vậy nên cho ít muối hơn khi nấu mì khô.
Ngoài ra, các loại thủy sản tự nhiên như thịt, cá, tôm, sò cũng chứa nhiều natri. Bột yến mạch, bánh quy, bánh ngọt, đồ ăn nhẹ, kem, pho mát, rong biển, khoai tây chiên, các sản phẩm thịt chế biến... mà chúng ta ăn trong cuộc sống hàng ngày đều là thực phẩm và đồ ăn nhẹ có hàm lượng natri cao, bố mẹ nên kiểm soát khi cho trẻ ăn.