5 điều mà trẻ thực lòng muốn nói với cha mẹ sau những cơn mè nheo, khóc nhè

Chăm sóc con 07/04/2019 13:00

Khi biết được những lý do đằng sau sự mè nheo của trẻ, cha mẹ sẽ có cách giải quyết triệt để, hiệu quả hơn.

Có một điều mà hầu hết các bậc cha mẹ đều phải công nhận là một đứa trẻ hay mè nheo, nhõng nhẽo có thể gây phiền nhiễu và mất tập trung. Đây là một trong những điểm điển hình trong sự phát triển của trẻ từ 2 đến 4 tuổi. Điều này không có nghĩa là bạn chỉ nên chịu đựng và chờ đợi trẻ vượt qua thời điểm đó, tất cả sẽ khiến cho bạn mệt mỏi và la mắng trẻ nhiều hơn.

Làm thế nào để đối phó với một đứa trẻ hay mè nheo khó chịu ?

Tất cả những gì trẻ làm là cố thu hút sự chú ý của bạn, do đó hãy tìm hiểu xem trẻ cần gì và đáp ứng điều đó.

1. Trẻ cần sự giúp đỡ

5 điều mà trẻ thực lòng muốn nói với cha mẹ sau những cơn mè nheo, khóc nhè - Ảnh 1

Khi trẻ mè nheo, có thể là trẻ đang cần một sự giúp đỡ nào đó (Ảnh minh họa)

Trẻ con thường khóc khi đói, khi cần được thay tã hay muốn được ôm ấp. Khi trẻ đã biết đi, trẻ có thể tự mình làm nhiều thứ, tuy nhiên đôi khi trẻ vẫn cần sự giúp đỡ của bạn khi chúng đói, khát hay mệt mỏi. Bạn hãy kiểm tra xem con bạn có bị đau hay không, nếu không hãy nhẹ nhàng hỏi trẻ về những điều trẻ muốn và giúp đỡ trẻ thực hiện. Khi trẻ lớn hơn hãy truyền đi thông điệp rằng bố mẹ không thích những lời mè nheo đó và trẻ nên tự giác thực hiện những điều mình muốn.

2. Trẻ cần sự thoải mái

Các nhà giáo dục tâm lý trẻ em chia sẻ rằng, đôi khi con bạn mè nheo bởi vì trẻ đang cảm thấy lo lắng và cần được chia sẻ với bạn. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ngày nay nhiều bậc cha mẹ chỉ suốt ngày dán mặt vào màn hình máy tính làm cho cho trẻ cảm thấy bị bỏ rơi, mong muốn được cha mẹ chú ý nên mới bắt đầu mè nheo và khó chịu. Bạn có thể làm cho trẻ những hành động tình cảm để củng cố tình yêu của mình với trẻ.

3. Trẻ bảy tỏ cảm xúc của mình

5 điều mà trẻ thực lòng muốn nói với cha mẹ sau những cơn mè nheo, khóc nhè - Ảnh 2

Vì trẻ chưa thể sử dụng lời nói để thể hiện cảm xúc nên mè nheo là cách mà trẻ lựa chọn để thể hiện cảm xúc của mình (Ảnh minh họa)

Trẻ nhà bạn có thể mè nheo khóc khi bé cảm thấy bực bội, buồn bã hoặc báo hiệu cho sự giận dữ. Trước khi bạn tức giận với hành vi của trẻ, hãy nhớ rằng trẻ chưa thể sử dụng lời nói để thể hiện cảm xúc của mình. Do đó, các bậc cha mẹ phải tham gia vào việc giúp trẻ định hướng và quản lý cảm xúc của mình từ những điều nhỏ nhất. Hãy dạy cho trẻ các kỹ thuật làm dịu bản thân như thở nhẹ nhàng hay đếm ngược…

4. Trẻ cần một môi trường tích cực hơn

Trẻ em rất nhạy cảm với tình cảm của cha mẹ. Nếu bạn vui hay lo lắng, nhiều khả năng con bạn cũng có thể cảm thấy hạnh phúc hoặc lo lắng. Một nghiên cứu đã cho thấy những lời than vãn, tranh luận xung quanh có thể làm cho suy nghĩ và hành động của trẻ trở nên tiêu cực hơn. Bạn hãy kiểm soát bản thân và trở thành hình mẫu cho trẻ, nếu như trẻ vẫn hay mè nheo và khó chịu, hãy thử xem xét về những hành vi và cách ứng xử của mọi người xung quanh trẻ.

5. Trẻ muốn được tự làm điều mình muốn

5 điều mà trẻ thực lòng muốn nói với cha mẹ sau những cơn mè nheo, khóc nhè - Ảnh 3

Các bậc cha mẹ nên kiểm soát thái độ của trẻ thật kỹ vì đôi khi trẻ mè nheo chỉ để được làm điều mình muốn (Ảnh minh họa)

Đôi khi trẻ nhỏ cố tình than vãn, mè nheo vì trẻ biết được đó là cách để các bậc cha mẹ cho phép trẻ được làm điều mình muốn. Vì vậy các bậc cha mẹ nên kiểm soát thái độ của trẻ thật kỹ để đưa ra những quyết định đúng đắn với sự lựa chọn của trẻ. Chính cha mẹ là hình mẫu đầu tiên cho trẻ học hỏi, hãy trả lời trẻ một cách nghiêm túc như những gì trẻ mong muốn.

Con trai 6 tuổi hô hấp khó khăn, cổ họng sưng tấy đầy mủ, bố mẹ đưa đi nhập viện liền giật mình kinh hãi trước thứ bác sĩ gắp từ trong cổ họng con ra

Vật thể lạ mà bác sĩ lôi ra từ trong họng Tiểu Triều khiến ai nấy đều kinh ngạc và tự hỏi chuyện gì đã xảy ra với cậu bé?

TIN MỚI NHẤT