Việc vệ sinh nướu, lợi, răng cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng vì đây là thời điểm trẻ chưa tự giác làm cho bản thân được. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì cho sạch? Chúng tay hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
- Trẻ nghỉ học phòng dịch virus corona, mẹ học ngay cách nấu nước gừng sả chanh cho con và cả nhà tăng sức đề kháng
- Con bạn có phải là một đứa trẻ chậm biết đi?
Nội dung bài viết
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước gì?
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng các nguyên liệu khác
Một số lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì cho sạch? Rơ lưỡi sao cho đúng cách, 1 ngày nên rơ lưỡi mấy lần… Là thắc mắc của rất nhiều mẹ bỉm sữa. Rơ lưỡi là phương pháp hiệu quả để loại bỏ những mảng bám trên nướu, hạn chế các bệnh về răng miệng cho trẻ.
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước gì?
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối
Đối với trẻ sơ sinh từ 0-4 tháng, mẹ cần lưu ý thực hiện đúng theo cách hướng dẫn rơ lưỡi cho trẻ như sau:
Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực hiện rơ lưỡi cho bé. Tiến hành việc rơ lưỡi bằng nước muối khi trẻ đang đói. Khoảng thời gian tốt nhất là trước khi bé bú 10 phút.
Mẹ dùng gạc đã mua ở cơ sở y tế rồi đeo miếng gạc vào ngón tay trỏ. Sau đó nhúng vào cốc nước muối sinh lý.
Bế trẻ đặt vào lòng, đầu trẻ để nâng lên ngang ngực mẹ. Tiếp đó, mẹ đưa tay vào miệng bé rồi rơ nhẹ nhàng, tránh làm bé đau.
Mẹ cần rơ lưỡi theo thứ tự từ 2 vùng má trước rồi mới đến các vị trí khác trong vòm miệng, cuối cùng là rơ lưỡi cho trẻ từ ngoài vào trong.
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng các nguyên liệu khác
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ
Rơ lưỡi bằng lá hẹ dùng cho trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên. Lá hẹ là một nguyên liệu lành tính nên mẹ có thể sử dụng hàng ngày để rơ lưỡi cho trẻ.
Thứ tự thực hiện theo các bước:
Lá hẹ đem rửa sạch và đun sôi. Sau đó, bạn vớt lá hẹ ra để ráo nước rồi giã nhuyễn.
Bạn vắt chỗ lá hẹ đã đun sôi để lấy nước.
Bạn quấn gạc vào quanh ngón tay trở đã được rửa sạch rồi nhúng gạc và nước lá hẹ để tiến hành rơ lưỡi.
Bạn tiến hành rơ lưỡi cho trẻ theo thứ tự 2 bên má trước, các phần quanh vòm miệng và cuối cùng là lưỡi.
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong
Đây là phương pháp được các mẹ áp dụng nhiều nhất hiện nay. Tuy vậy, cách này chỉ nên áp dụng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.
Chọn loại mật ong rừng nguyên chất để sử dụng rơ lưỡi cho trẻ.
Vệ sinh tay sạch sẽ rồi quấn gạc quanh ngón tay, nhúng vào mật ong rồi rơ khắp vòm miệng, cuối cùng là lưỡi.
Sau khi rơ lưỡi xong, mẹ nhớ cho trẻ uống 1-2 thìa nước ấm để làm sạch miệng trẻ.
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót
Dùng rau ngót rơ lưỡi áp dụng cho những trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên.
Chọn loại rau ngót sạch, không phun thuốc trừ sâu, ngâm trong 10 phút với nước muối và để ráo.
Rau ngót đem đun sôi rồi nghiền nát lấy nước.
Quấn gạc lên tay, nhúng đều vào nước rau ngót và bắt đầu rơ lưỡi theo thứ tự như đối với các nguyên liệu khác.
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng cỏ mực
Sử dụng cỏ mực giúp làm sạch rơ lưỡi cho trẻ từ 5 tháng tuổi.
Cách thực hiện:
Cỏ mực nhặt sạch, rửa bằng nước thường và ngâm nước muối trong vòng 10 phút. Sau đó bạn vớt ra và để ráo.
Cỏ mực đem đun sôi rồi nghiền nát lấy nước.
Vệ sinh tay sạch sẽ rồi quấn gạc lên tay. Bạn nhúng đều vào nước cỏ mực rồi bắt đầu rơ lưỡi theo thứ tự 2 vùng má, các vị trí quanh miệng rồi cuối cùng là lưỡi.
Sau khi rơ lưỡi xong, bạn cho trẻ uống 1-2 thìa nước ấm để rửa sạch miệng.
Một số lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ
Sử dụng nguyên liệu phù hợp với độ tuổi của trẻ để an toàn và hiệu quả hơn.
Sử dụng các nguyên liệu an toàn, sạch sẽ, vệ sinh để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Cha mẹ cần thao tác nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương vùng miệng của trẻ, vì cơ thể cũng như da trẻ rất non nớt.
Thực hiện đều đặn và thường xuyên để vùng răng, miệng, lợi của trẻ sạch sẽ, tránh mắc các bệnh liên quan.
Nếu trẻ có dấu hiệu dị ứng, mẩn đỏ, cần ngưng sử dụng ngay và đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân – điều trị kịp thời.
Cha mẹ có thể tham khảo các clip trên mạng để thực hiện ngày một thuần thục hơn.
Bài viết đã giúp các bậc cha mẹ trả lời câu hỏi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì cho sạch. Tuy nhiên, mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để biết vệ sinh lưỡi đúng cách cho con.