Tuy nhận thức của con người ngày càng hiện đại và khoa học hơn nhưng trong chuyện chăm sóc con cái, không ít người vẫn dễ mắc những lỗi cơ bản “cũ kỹ” mà không biết rằng có thể gây hại cho trẻ.
- Răng trẻ không còn sâu, thẳng đều tăm tắp nhờ những phương pháp chăm sóc vô cùng hiệu quả sau của mẹ
- Mẹ bầu chủ quan khiến cho con bị Down, ân hận nhưng đã quá muộn màng
Tùy tiện làm sạch thóp trẻ sơ sinh
Nói đến thóp trẻ sơ sinh chắc ai từng chăm trẻ cũng không lạ gì. Thóp trẻ sơ sinh (hay còn gọi là cửa đỉnh đầu) được phân làm 2 phần là thóp trước và thóp sau. Phần thóp trước có hình thoi là khe hở giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Thóp sau lại có hình tam giác, là khe hở giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm.
Thông thường khi vừa chào đời, thóp trẻ sơ sinh rất sạch sẽ, nhưng cũng có nhiều trẻ lại có hiện tượng thóp bị bám nhiều vật thể giống như bùn. Không ít mẹ khi nhìn thấy thứ này lại lo lắng gây mất vệ sinh cho trẻ, vì vậy mà cố ý cạo sạch nó đi. Cách làm này không hề khoa học bởi vì da của bé còn rất non và yếu ớt. Mọi thao tác từ bên ngoài rất dễ làm tổn thương, nghiêm trọng còn gây nhiễm trùng cho trẻ.
Theo các chuyên gia sức khỏe, trong lúc tắm cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể dùng khăn mềm nhúng nước nhẹ nhàng lau thóp cho trẻ, nhưng nhớ không được quá mạnh tay, càng không dùng móng tay để "cào" các lớp vảy đóng ở thóp để tránh gây tổn thương cho da đầu của bé.
Thói quen "đung đưa" trẻ quá mạnh
Trẻ nhỏ khóc quấy là hiện tượng bình thường nhưng rất nhiều người lớn, thậm chí ngay cả các ông bố bà mẹ trẻ hiện đại cũng thích dùng hành động "đung đưa" để dỗ dành trẻ. Thoạt nhìn thì phương pháp này có vẻ khá hiệu quả để trẻ nín khóc nhưng về mặt sức khỏe thì sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ.
Thói quen cho trẻ nằm võng, hoặc người lớn bế trẻ đong đưa quá mạnh và thường xuyên sẽ gây tác hại đến bộ não. Do các tổ chức bên trong não bộ và cả các cơ quan khác trong cơ thể trẻ còn chưa phát triển hoàn thiện, tác động rung lắc từ bên ngoài dễ dẫn đến những tổn thương "ngầm" mà mắt thường có thể không nhìn thấy.
Cứ thích hôn trực tiếp lên môi trẻ sơ sinh
Không chỉ là bố mẹ hay người thân trong gia đình mà ngay cả những người xung quanh cũng thường có thói quen hôn vào miệng trẻ như một cách thể hiện yêu thương. Tuy về mặt tình cảm là bình thường nhưng hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Dù là người khỏe mạnh thì hành động hôn trực tiếp lên môi trẻ cũng đã gây mất vệ sinh ở một mức độ nhất định. Nếu người đó còn có bệnh thì càng dễ gây hại cho em bé vì vi khuẩn, độc bệnh sẽ lây nhiễm từ đường miệng qua cách hôn này.
Ngoáy tai cho trẻ thường xuyên
Chùi rửa hay thậm chí là lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh thường được mẹ làm rất thường xuyên vì cho rằng như thế mới đảm bảo vệ sinh cho trẻ. Tuy nhiên, cách làm này vô cùng nguy hiểm vì thể tích lỗ tai của trẻ còn rất nhỏ, nếu thao tác của mẹ quá mạnh hay bất cẩn rất dễ làm tổn thương, có khi còn rách màng nhĩ mỏng manh của trẻ.
Thông thường trong tình trạng sức khỏe tốt thì ráy tai sẽ tự rớt ra khỏi tai của trẻ sơ sinh. Mẹ chỉ cần nhẹ nhàng lau sạch bên ngoài tai, tránh chạm quá sâu vào bên trong. Nếu vì lý do gì đó mà có dị vật rớt vào tai trẻ, tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa xử lý đúng cách.