Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm chắc chắn sẽ gây tổn hại đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
- Thấy con ngủ li bì không dậy để ăn đêm như mọi khi, người cha đau thắt lòng khi chứng kiến cảnh con ra đi mãi mãi chỉ sau 5 ngày
- Có thật sữa mẹ chữa được viêm kết mạc và viêm tai giữa? - Bác sĩ nhi sẽ cho các mẹ câu trả lời chính xác nhất
Nôn
Trẻ em nôn có thể vì nhiều lý do khác nhau. Chúng bị nhiễm virus, say tàu xe, ngộ độc thực phẩm, sốt, ho quá nhiều, ăn quá nhiều, trở nên quá phấn khích hoặc lo lắng. Trẻ có thể nôn vì các bệnh nghiêm trọng như viêm màng não, viêm ruột thừa và tắc nghẽn đường ruột. Cùng với nôn mửa , trẻ cũng có thể bị tiêu chảy, đau dạ dày hoặc sốt.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ: Cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ nhi khoa nếu trẻ bị nôn nhiều hơn một lần, kèm theo máu hoặc mật trong chất nôn hoặc nếu trẻ dưới 6 tuổi và không thể giữ nước. Đối với trẻ lớn hơn, nếu chúng bị nôn nhiều hơn hai lần trong khoảng thời gian 24 giờ hoặc chất nôn có máu hoặc mật, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Cha mẹ cũng nên gọi bác sĩ nếu trẻ có dấu hiệu bị sốt, tiêu chảy hoặc có dấu hiệu mất nước liên quan , bao gồm:Đi tiểu giảm, Môi khô, Năng lượng giảm, Trẻ trông không khỏe.
Tiêu chảy
Với trẻ sơ sinh, màu sắc và tính chất phân chính là thước đo gần như chuẩn xác nhất về tình trạng sức khỏe của trẻ. Bé ngoài 1 tuổi, tiêu chảy được xác định khi đi ngoài phân lỏng hơn 3 lần/ngày.
Dấu hiệu nhận biết: Kém ăn, không chịu chơi, đột ngột nôn trớ, phân lỏng trong nhiều ngày hoặc phân nhầy, chướng bụng.
Táo bón
Không chỉ có tiêu chảy mới được gọi liệt vào danh sách rối loạn tiêu hóa và táo bón cũng là lời cảnh báo mẹ cần cẩn trọng.
Nếu 2-3 ngày trẻ chưa đi ngoài hay đi đại tiện phân khô, rắng, bụng cứng và đau chắc chắn trẻ bị táo bón rồi! Táo bón thường gặp ở trẻ ăn sữa bột do sữa có quá nhiều protein hoặc chất béo, hoặc mẹ pha sữa pha quá đặc.
Dấu hiệu nhận biết: Bé quấy khóc, đi đại tiện ra máu, chướng bụng, biếng ăn, bỏ bữa….
Trào ngược thực quản
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có cấu trúc thực quản ngắn, lớp cơ chưa phát triển hoàn chỉnh và còn yếu, cơ tâm vị co thắt bất thường nên bé rất dễ nôn trớ. Nếu trẻ vẫn bú bình thường, lên cân tốt thì không có gì đáng lo ngại. Ngược lại mẹ cần đưa bé đi khám.
Dù có điều trị hay không thì đến năm 2 tuổi, khoảng 60% trẻ sẽ tự hết, 40% còn lại có thể kéo dài đến 4 tuổi.
Đau bụng
Đau bụng có thể là một dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa hoặc cũng có thể của nhiều vấn đề bệnh, bao gồm những bệnh lý phổ biến sau:
Táo bón
Bệnh tiêu chảy
Ngộ độc thực phẩm
Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày (viêm niêm mạc dạ dày )
Ăn quá nhiều
Có nhiều vấn đề khác có thể gây đau bụng, cũng có thể đi kèm với đầy hơi, chuột rút, buồn nôn hoặc khó chịu nói chung. Một số nguyên nhân ít gặp hơn của đau bụng bao gồm:
Dị ứng thực phẩm
Hội chứng ruột kích thích
Viêm ruột thừa
Tắc ruột
Viêm phổi
Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ: Nếu trẻ bị đau bụng nghiêm trọng, hoặc kéo dài hơn hai tuần hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được tư vấn và khám chữa một cách kịp thời.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm?
Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, rối loạn tiêu hóa sẽ “chào tạm biệt” bé trong thời gian ngắn. Nhưng nếu chủ quan, không chữa dứt điểm rất có thể dẫn đến tình trạng viêm, tổn thương đường ruột mãn tính gây tái phát thường xuyên.
Tiêu chảy nhiều lần trong năm trước nhất là ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của bé. Đồng thời sẽ khiến niêm mạc ruột của bé bị tổn thương dẫn đến khó hấp thụi dinh dưỡng.
Khi đã rơi vào tình trạng này, trẻ dễ bị các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường tấn công. Y học gọi đây là “Vòng xoắn bệnh lý”. Cách tốt nhất nếu nếu trẻ bị tiêu chảy nhiều lần trong 1 năm thì các mẹ cần tới các cơ sở y tế lớn để có thể đưa ra nhận định và phương pháp điều trị kịp thời.