Dưới đây là 10 mũi tiêm quan trọng trong cuộc đời một em bé, cha mẹ cần ghi nhớ để không bao giờ hối hận.
- 5 ''SIÊU THỰC PHẨM" mẹ ăn vào giúp trẻ sơ sinh NGỦ XUYÊN ĐÊM, TĂNG CÂN ĐỀU
- Món ăn sáng giúp trẻ thông minh, nhớ lâu, mẹ Việt nên cho con ăn mỗi ngày
Tiêm phòng viêm gan B
Mũi tiêm phòng viêm gan B giúp cơ thể bé có khả năng chống lại được virus viêm gan B. Đây là một căn bệnh lây truyền qua máu và các dịch tiết bên trong cơ thể. Biểu hiện trẻ bị đau hoặc là sốt nhẹ là những hiện tượng hết sức bình thường nhé. Nhưng nếu gặp bất cứ biểu hiện khác thường nào khác thì bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để kiểm tra sớm.
Tiêm phòng viêm gan A
Viêm gan A xuất phát do việc virus xâm nhập vào cơ thể trẻ từ các loại đồ ăn, thức uống không vệ sinh. Cha mẹ cần cho bé yêu của mình đi tiêm phòng viêm gan A đầy đủ để bảo vệ sức khỏe cho bé.
Tiêm phòng virus Rota
Rota là một loại virus gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ. Việc cho trẻ uống hoặc tiêm vacxin phòng chống virus Rota rất là quan trọng. Và thời gian phòng chống bệnh tốt nhất cho bé là nên uống cả 2 liều trước 6 tháng tuổi. Trường hợp bé uống vacxin xong bị tiêu chảy nhẹ thì bố mẹ cũng đừng lo lắng quá nhé.
Tiêm phòng bệnh thương hàn
Nhắc đến thương hàn thì bạn cũng biết đây là một căn bệnh nhiễm trùng toàn thân cấp tính và do vi khuẩn salmonella typhi gây ra rồi đúng không. Một mũi tiêm thương hàn có tác dụng bảo vệ khoảng 3 năm.
Thời gian tiêm phòng bệnh thương hàn tốt nhất là khi bé 24 tháng tuổi. Sau đó 3-5 năm thì bạn cho bé đi tiêm phòng nhắc lại cho đến khi bé 1 tuổi.
Tiêm phòng bệnh cúm
Cúm là căn bệnh rất hay gặp phải ở trẻ. Nếu như không có sức đề kháng thì cơ thể bé luôn mệt mỏi, ốm yếu.
Với vacxin tiêm phòng cúm này thì bố mẹ nên cho con đi tiêm lúc 6 tháng tuổi trở lên nhé. Tiêm đầy đủ 2 liều, mỗi liều cách nhau 1 tháng. Và mũi tiêm tiếp theo là sau đó 1 năm nhé.
Tiêm phòng thủy đậu
Thủy đậu là một căn bệnh lành tính nhưng cũng là căn bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt những biến chứng mà căn bệnh này gây ra rất là nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết,…. Xấu hơn thì thủy đậu có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Tiêm phòng viêm não mô cầu AC
Viêm não mô cầu là căn bệnh lây truyền qua đường hô hấp như: dùng chung cốc uống nước, tiếp xúc nhiều với khói thuốc,… Và biện pháp phòng tránh bệnh tốt nhất là tiêm vacxin phòng bệnh.
Mũi tiêm phòng viêm não mô cầu chỉ cần tiêm 1 liều khi trẻ trong độ tuổi 3-5 hoặc cũng có thể tiêm phòng cho người lớn.
Viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm trùng thần kinh cấp tính, xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt nhóm nguy cơ cao nhất là trẻ em ở lứa tuổi từ 2 đến 6. Tiêm chủng viêm não Nhật Bản với ba liều cơ bản: mũi đầu tiên lúc trẻ được một tuổi; mũi thứ hai tiêm sau mũi thứ nhất từ một-hai tuần; mũi thứ ba tiêm sau mũi thứ hai một năm. Sau đó cứ ba-bốn năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi
Sởi, quai bị, Rubella
Loại vắc-xin MMR sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi 3 loại virus: sởi (gây sốt cao, phát ban toàn cơ thể trẻ); quai bị (gây đau mặt, sưng tuyến nước bọt, và đôi khi bìu sưng ở bé trai); và rubella hay bệnh sởi Đức (mà có thể gây dị tật bẩm sinh nếu có nhiễm trùng xảy ra trong thai kỳ).
Vaccine MMR cần được tiêm khi trẻ được 12 đến 15 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi trẻ được 4 đến 6 tuổi.
Tiêm phòng bạch cầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib
Bạch cầu, ho gà, uốn ván,… đều là những bệnh nhiễm trùng và là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ. Để phòng bệnh thì bố mẹ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm phòng. Cụ thể, mũi tiêm này được tiêm với 3 liều cơ bản, bắt đầu từ khi bé được 2 tháng tuổi và 2 mũi tiếp theo cách nhau 1 tháng. Và cuối cùng để đảm bảo phòng tránh bệnh tốt nhất thì trước 24 tháng tuổi bạn nên tiêm phòng cho bé thêm một lần nữa.