10 món cháo cực BỔ lại DỄ LÀM, mẹ vụng đến mấy cũng nên nấu cho trẻ ăn, đặc biệt sau khi bé ốm

Chăm sóc con 16/04/2019 13:00

Đây là những món ăn bồi bổ cho trẻ sau ốm mà mẹ nên nấu.

1. Cháo lươn

Lươn được biết đến là thực phẩm giàu dinh dưỡng và cũng là vị thuốc có tác dụng bồi bổ khí huyết, chống phong thấp, cực tốt cho người vừa ốm dậy.

Nguyên liệu bao gồm:

- 300g lươn sống- 1/3 bát con gạo tẻ- Nước luộc gà- Gia vị, rau mùi, hành khô

Cách chế biến:

Để có thể tận dụng hết giá trị dinh dưỡng từ lươn, các mẹ chỉ nên rửa sạch nhớt lươn với muối, sau đó đem luộc chín và gỡ lấy thịt cùng cục máu đông trong bụng.

Phi thơm hành tỏi, sau đó cho thịt lươn vào xào chín, nêm chút gia vị cho đậm đà.

Cho gạo tẻ vào nồi nước dùng, đun sôi và để lửa nhỏ liu riu cho chín nhừ. Khi nồi cháo chín, thả thịt lươn đã xào sẵn ở trên vào. Cho thêm chút rau thơm thái nhỏ khi ăn là được.

Nếu trẻ dưới 1 tuổi, không cần cho thêm các loại rau thơm. Cho trẻ ăn khi nóng để nhanh hồi phục sức khỏe nhé các mẹ.

2. Cháo đậu xanh tía tô

Tía tô có tác dụng giúp trẻ ra mồ hôi, giải cảm nhanh. Nấu cùng đậu xanh, món cháo sẽ dễ ăn và bổ dưỡng hơn nhiều đó nha các mẹ. Cách nấu món ăn này chỉ đơn giản như sau:

Nguyên liệu cần có:

- 50g đậu xanh

- Lá tía tô

- 1/4 bát gạo tẻ

Cách chế biến:

Rửa sạch đậu xanh, ngâm 30 phút cho mềm.

Bắc bếp nấu cháo chín. Nồi cháo chín các mẹ cho phần đậu xanh vào nấu cùng. Sau đó nêm thêm một chút muối cho đậm đà. Khi cháo đậu xanh chín mềm, rắc lá tía tô, tắt bếp, cho bé ăn nóng sẽ hiệu quả hơn nhiều đó nha.

10 món cháo cực BỔ lại DỄ LÀM, mẹ vụng đến mấy cũng nên nấu cho trẻ ăn, đặc biệt sau khi bé ốm - Ảnh 1

3. Súp gà

Các nguyên liệu nấu món súp gà bao gồm:

- 15gr thịt gà băm nhuyễn

- 1 cái nấm hương băm nhuyễn

- 1 mộc nhĩ băm nhuyễn

- 1 trứng gà

- 1 thìa cafe bột sắn

- 200ml nước

Cách nấu món súp gà cũng không quá cầu kỳ đâu nha các mẹ:

Cho thịt gà vào nồi nước và đun sôi lên, tiếp tục cho nấm hương, mộc nhĩ vào nấu cùng. Khi thấy nồi súp sôi lớn, hòa một ít bột sắn với nước và đổ từ từ vào, dùng đũa đảo đều để không vón cục. Cuối cùng cho lòng đỏ trứng gà vào và nấu nồi súp thật chín. Nêm một chút gia vị rồi tắt bếp. Nên cho con trẻ ăn khi còn nóng sẽ đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất đó nhé.

4. Canh gà ác hầm

Cũng giống như súp gà, món canh gà ác hầm cũng có tác dụng giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau khi hết bệnh nữa đó nha các mẹ.

Nguyên liệu nấu món canh gà ác gồm có:

- 1 con gà ác

- 30g đậu đen

- 3 nấm hương

- Đường, hạt nêm

Cách chế biến như sau:

Làm sạch gà ác, sau đó để ráo. Còn đậu đen, nấm hương đem các mẹ đem đi ngâm thật mềm.

Cho gà, đậu đen, nấm hương vào nồi nước đầy và bắc lên bếp đun sôi. Thấy nồi nước hầm gà sôi bùng, vặn lửa liu riu. Hầm khoảng 1 tiếng, gà mềm nhừ nêm chút đường, hạt nêm cho đậm đà. Đổ nước hầm gà ra một chén nhỏ, xé thịt gà thật tơi để bé sau ốm dậy dễ ăn.

5. Cháo tôm cải thảo hoặc cải xanh

Mẹ có thể biến tấu cháo dinh dưỡng với cháo tôm nấu cùng cải thảo hoặc cải xanh. Hai loại cải này đều thích hợp cho việc nấu cùng tôm. Món cháo này thích hợp với những trẻ đang bị rôm sẩy, nóng trong người.

Chuẩn bị: Gạo tẻ 25g, tôm 2 con lớn, 1 bẹ cải thảo hoặc 10g cải xanh.

Cách làm: Gạo vo sạch, nấu thành nồi cháo trắng đặc. Tôm luộc chín, bóc vỏ, lấy thịt đem giã nhỏ. Sau đó, cho tôm xào sơ qua cùng hành tím. Cải thảo hoặc cải xanh băm nhỏ, cho xào cùng tôm. Cháo trắng chín, cho hỗn hợp tôm và rau vào đảo đều trong 2 phút, nêm gia vị rồi tắt bếp.

6. Cháo cá lóc cà rốt

Với món cháo này, mẹ có thể kết hợp nấu cùng cà rốt, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Chuẩn bị: Gạo tẻ 20g, cà rốt 10g, cá lóc nhỏ.

Cách làm: Gạo tẻ cho nấu thành cháo trắng đặc. Cá lóc luộc, bỏ xương lấy thịt. Mẹ nhớ là lọc bỏ xương thật kỹ vì cá lóc có khá nhiều xương nhỏ. Sau đó, cà rốt nấu chín, xay nhuyễn, trộn hỗn hợp cá, cà rốt vào cháo trắng, nêm gia vị và nấu thêm 5 phút, tắt bếp.

7. Cháo thịt heo/ sườn heo nấu cùng đậu Hà Lan

Chuẩn bị: 30g gạo tẻ, thịt heo 30g hoặc sườn heo 100g, đậu Hà Lan 10g.

Cách làm: Gạo tẻ nấu chín thành cháo trắng (Nếu nấu bằng sườn heo thì ninh sườn cho tới khi nhừ, lấy nước nấu cùng gạo thành cháo). Đậu Hà Lan sơ chế, cho vào nồi, đổ ngập nước, nấu chín mềm. Sau khi đậu chín, mẹ nghiền nát đậu bằng tay. Hành đập dập, phi thơm, trút thịt heo đã băm sẵn vào xào sơ qua, nêm gia vị vừa đủ. Thịt heo chín tới, cho vào cháo trắng đảo đều. Khoảng 1 phút sao, cho tiếp đậu Hà Lan vào. Nêm gia vị lần cuối, tắt bếp.

Đối với sườn heo, sau khi ninh nhừ lấy nước nấu cháo, mẹ gỡ phần thịt, xé nhỏ và cho vào cháo.

8. Cháo cua cùng bí đỏ

Bí đỏ không chỉ kết hợp với thịt heo, bò mà còn rất thích hợp khi kế hợp cùng cua.

Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, cua, bí đỏ 30g.

Cách làm: Gạo tẻ nấu chín thành cháo trắng đặc, loãng tùy theo sở thích của trẻ. Sau đó cho bí đỏ cắt hạt lưu vào nấu chín. Thịt cua hấp chín, lấy thịt. Phi thơm hành, trút cua vào xào nhanh tay, nêm gia vị tắt bếp. Cho cua đã xào vào nồi cháo, đảo đều, nêm gia vị lần cuối, tắt bếp.

Mẹ có thể cho thêm dầu ăn hoặc phô mai sau khi đã múc cháo nóng ra bát.

9. Cháo trứng + đậu hũ non

Chuẩn bị: Gạo 30g, trứng gà 1 quả, đậu hũ một miếng nhỏ.

Cách làm: gạo tẻ nấu thành cháo trắng hơi đặc. Trứng và đậu trộn đều, đánh nhuyễn. Khi cháo sôi, cho hỗn hộp trứng đậu vào nồi cháo, đảo nhanh, nêm gia vị vừa đủ rồi tắt bếp. Mẹ có thể rắc thêm chút ngò nếu trẻ ăn được để tăng thêm hương vị. Với cháo này, mẹ cũng nhớ cho trẻ ăn nóng để cháo không bị dậy mùi tanh của trứng khi nguội.

10. Cháo trứng bắc thảo

Trứng bắc thảo rất giàu dinh dưỡng, khi nấu lên có vị thơm đặc biệt, chắc chắn sẽ kích thích vị giác của trẻ.

Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, trứng gà 1 quả, ½ lòng đen hột vịt bắc thảo.

Cách làm: Gạo tẻ nấu thành cháo hơi đặc, mịn. Đánh đều trứng trong bát cùng với lòng đen trứng bắc thảo. Lòng đen sẽ còn cợn lại một chút, khi cho vào cháo sẽ tan hết. Khi nồi cháo sôi, trút hỗn hợp trứng gà và trứng bắc thảo vào, đảo đều tay, nêm gia vị vừa đủ, sau 2 phút tắt bếp. Mẹ có thể nêm thêm chút dầu ăn cho bé.

Với món ăn này, mẹ có thể xắt thêm ít lá tía tô cho trẻ ăn, có tác dụng giải cảm rất tốt.

Bé trai 7 tuổi qua đời vì thói quen nhiều bà mẹ mắc phải, bỏ ngay nếu không muốn hối hận cả đời

Một em bé 7 tuổi người Trung Quốc chỉ sốt siêu vi nhưng do người thân tự ý cho cậu bé uống thuốc nên bệnh tình tăng nặng và em bé xấu số đã qua đời khi được đưa đến bệnh viện.

TIN MỚI NHẤT