10 lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh chuẩn khoa học cho những ai làm mẹ lần đầu

Chăm sóc con 01/10/2018 13:42

Khi biết mình có bầu là một niềm vui, hạnh phúc rất lớn của mẹ tuy nhiên kèm theo đó cũng là vô vàn những lo lắng cho những ai mới lần đầu làm cha mẹ vì không biết nên làm thế nào mới tốt cho con.

Khi mới lần đầu có con thì đây là những kinh nghiệm các ông bố bà mẹ còn rất thiếu và lúng túng không biết nên làm thế nào mới tốt cho con. Để giải tỏa nỗi lo lắng này chúng tôi xin lưu ý các bố mẹ 10 cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới đây.

Bế bé cẩn thận

Nếu là lần đầu làm mẹ, có lẽ nhiều người vẫn chưa biết cách bế bé sao cho đúng tư thế. Thực tế, đây là một trong những kỹ năng chăm sóc bé sơ sinh mà mọi bà mẹ cần phải học mới thành thạo

10 lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh chuẩn khoa học cho những ai làm mẹ lần đầu - Ảnh 1

Các bộ phận trên cơ thể bé sơ sinh vẫn chưa phát triển hoàn thiện, phải cần thêm thời gian để các cơ bắp, xương khớp và phần đầu của bé được cứng cáp. Do vậy, việc bế con không thể cẩu thả, nhất là khi phần cơ thể từ cổ lên đầu vẫn còn rất yếu, trẻ vẫn chưa cứng cáp để nâng đỡ được đầu. Vì thế, khi bé trẻ, mẹ cần chú ý giữ cánh tay nâng đỡ phần đầu và cổ của bé. Có rất nhiều tư thế bế bé an toàn như giữ con trên vai, bế bụng, giữ chặt eo và hông, bế trẻ sao cho mặt con hướng về mặt mẹ, ôm con vào lòng, giữ phần đầu,…

Cho bé bú sữa đúng cách

Những giọt sữa non là món quà đầu tiên mà người mẹ dành tặng cho đứa con ngay khi chào đời. Đây cũng là nguồn dinh dưỡng không gì thay thế cho con trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Chính vì điều này mà không ít bà mẹ đã lo lắng về tình trạng thiếu sữa cho con bú.

10 lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh chuẩn khoa học cho những ai làm mẹ lần đầu - Ảnh 2

Làm thế nào để bé ngậm đầu ti và bú được trọn vẹn sữa mẹ cũng là vấn đề gây khó khăn cho nhiều bà mẹ. Mẹ hãy cố gắng để con gần về phía mình, miệng bé phải gần đầu ti, bé phải nhìn vào mẹ, ngực ép sát ngực mẹ, cằm tì trực tiếp với ngực mẹ. Điều quan trọng là phải cho con bú đều cả 2 bên để tránh tình trạng một bên ít sữa, một bên nhiều và gây biến dạng ngực sau này. Ngoài ra, việc chọn đúng tư thế khi cho con bú sẽ giúp con được bú thoải mái, đồng thời mẹ sẽ tranh thủ được nghỉ ngơi đôi chút.

Vỗ lưng cho bé sau khi bú

Hệ tiêu hóa của bé sơ sinh vẫn chưa hoàn thiện nên bé rất dễ bị đầy bụng sau khi bú. Dù là bú sữa mẹ hoặc bú sữa công thức, khi bé xong cữ bú, mẹ cần thực hiện thao tác vỗ lưng để giúp trẻ ợ hơi, đẩy hết không khí thừa trong bụng ra ngoài bởi đây là nguyên nhân thường dễ làm bé bị tiêu chảy, khó chịu.

Mẹ nên vỗ lưng cho bé trong 3 hoặc 7 tháng đầu sau sinh. Thao tác này được thực hiện bằng cách bế con trên vai, người bé áp vào ngực mẹ sao cho cằm con tì vào vai mẹ và giữ phần đầu, cổ ngã vào vai mẹ.

Tắm cho bé bằng miếng bông mềm

Tắm bé sơ sinh đúng cách là một trong những kỹ năng chăm sóc bé mà các bà mẹ nên biết. Dây rốn của bé vừa mới cắt vẫn chưa khô nhưng còn gắn liền trên cơ thể của con. Phải mất khoảng 2 – 3 tuần để phần dây rốn khô hẳn và tự rụng đi. Trong thời gian này, mẹ nên dùng miếng bông mềm tắm cho trẻ và vệ sinh rốn, lau khô rốn để phòng tránh nhiễm trùng rốn.

10 lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh chuẩn khoa học cho những ai làm mẹ lần đầu - Ảnh 3

Việc tắm bé bắt đầu bằng cách thấm miếng bông mềm hoặc khăn xô với nước ấm và lau theo trình tự vùng sạch trước, vùng bẩn sau. Mẹ có thể chọn loại xà phòng dịu nhẹ để tắm cho con. Cần phải chú ý lau sạch phần xung quanh tã. Sau khi tắm xong nên lau bé thật khô và mặc quần áo cho con.

Massage cho bé

Massage có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của bé. Không chỉ đơn thuần là những động tác xoa bóp mà nó còn giúp con ngủ ngon giấc hơn, máu lưu thông tốt hơn, đồng thời hỗ trợ kích thích phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Hơn nữa, massage thường xuyên cho bé cũng là cách giúp tăng cường mối quan hệ liên kết tình cảm giữa cha mẹ và bé. Mỗi ngày, cha mẹ nên massage cho bé khoảng 2 – 3 lần trong ngày, mỗi lần khoảng 30 phút. Sau khi xoa bóp toàn thân, mẹ nên xoa bóp phần dây rốn cho bé.

Phòng tránh đột tử sơ sinh

Trẻ sơ sinh chỉ cần ăn và ngủ để phát triển. Cha mẹ nên chuẩn bị mọi thứ cho giấc ngủ của con thật tốt để phòng trường hợp đột tử sơ sinh. Khi ngủ, bé thường có thể tung chăn, giãy giụa hoặc lăn quanh cũi. Những hành động tưởng quen thuộc này nhưng đôi khi lại dẫn đến những trường hợp đáng tiếc xảy ra trong giấc ngủ của trẻ.

Để đảm bảo bé có một giấc ngủ ngon và an toàn, mẹ nên chọn cũi không có nệm dằn xung quanh, nệm cho con phải thật mềm, không để con nằm gối, cũng không chèn quá nhiều gối trong cũi vì nó có thể làm con ngạt thở trong lúc ngủ. Trước khi đi ngủ, bố mẹ cũng không nên mặc quá nhiều quá áo cho con vì có thể làm tổn thương bé. Không được hút thuốc gần trẻ em hoặc để con ở nơi gần với khói thuốc, với người vừa hút thuốc xong.

Thay tã thường xuyên

Một số phụ huynh do khá bận rộn cho việc chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp nhà cửa, rửa chén nên quên cả việc thay tã cho con. Thế nhưng, nếu tã của con ướt có thế làm trẻ bị hăm. Vì thế, công việc thay tã cho con cần được thực hiện mỗi ngày, thậm chí là hàng giờ. Nếu con sử dụng tã vải, mẹ phải thay mỗi lần khi con tiểu ướt hoặc ị phân. Với tã giấy, dù không bẩn nhưng mẹ cũng cần thay sau 2 – 3 giờ và nếu bé đi tiểu ướt hoặc ị phân cần được thay ngay lập tức.

Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý cách thay tã cho bé trai và bé gái là khác nhau. Với các bé gái, mẹ phải nhấc chân bé lên, sau đó kéo miếng tã từ trước ra sau để tránh chất bẩn ở hậu môn gây nhiễm trùng vùng kín của bé. Hoặc mẹ có thể dùng bông hoặc nước ấm để lau cho trẻ từ trước ra sau, sau đó lau lại một lần nữa bằng khăn. Đối với bé trai, mẹ nên để một miếng tã hoặc miếng khăn thấm che trên bộ phận sinh dục của bé để phòng trường hợp bé tè vọt vào người mẹ lúc thay tã cho con. Mẹ lau rửa phần dưới tinh hoàn, nhẹ nhàng đẩy sang một bên.

Dưỡng ẩm da

Da của bé thường rất dễ bị khô và bong tróc, vậy nên, bố mẹ nên dùng kem dưỡng ẩm để làm mềm mại làn da của bé. Kem dưỡng ẩm nên chọn phải đảm bảo không có mùi, không có thành phần gây dị ứng. Cha, mẹ cũng nên thoa kem dưỡng ẩm cho con 2 lần trong ngày. Tốt nhất, nên hỏi ý kiến bác sĩ để chọn loại kem phù hợp, tránh những kích ứng da đáng tiếc.

Đừng rung lắc bé

Những tác động quá mạnh như rung lắc rất dễ gây tổn thương trẻ. Đặc biệt các bé sơ sinh vẫn còn quá nhỏ, các bộ phận trên cơ thể vẫn chưa cứng cáp, hoàn thiện. Thậm chí tác hại của việc rung lắc quá mạnh là vô cùng nghiêm trọng, có thể khiến bé chảy máu não, thậm chí tử vong. Vậy nên, các ông bố, bà mẹ cần đặc biệt lưu ý điều này. Cần ý thức những hành động chơi đùa của mình có thể khiến trẻ tổn thương. Xe đẩy của bé nên chọn phần có thể nâng đỡ, bảo vệ phần cổ, khi cho con ngồi xe hơi phải thật cẩn thật và đảm bảo một chỗ ngồi an toàn cho bé.

Rửa tay trước khi chạm vào bé

Bảo vệ sức khỏe cho bé là việc làm mà các bậc cha mẹ cần lưu ý. Cho dù là cha mẹ hay bất kỳ ai trước khi chạm vào người bé cần phải đảm bảo sạch sẽ. Bạn đừng quên lau tay sạch sẽ, tốt nhất là nên rửa với nước hoặc rửa qua xà phòng. Cha mẹ cũng cần đảm bảo tay được vệ sinh thật sạch trước khi thay tã cho con.

Trên đây là 10 cách chăm sóc trẻ sơ sinh mà các ông bố bà mẹ nên lưu ý, nhất là những bà mẹ, ông bố mới sinh con lầ đầu còn nhiều bỡ ngờ thì hãy lưu ý những cách sau để con có một sức khỏe thật tốt nhé.

Bật mí tác dụng không ngờ của lá tía tô với trẻ sơ sinh vào mùa hè

Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu nên rất dễ mắc một số bệnh như ho, sốt hay rôm sảy vào mùa hè. Không cần dùng nhiều thuốc hãy sử dụng phương pháp dưới đây sẽ đánh bay những căn bệnh này ở trẻ.

TIN MỚI NHẤT