10 biểu hiện nguy hiểm và 5 nguyên tắc phòng bệnh trẻ sốt siêu vi

Chăm sóc con 03/06/2020 13:00

Sốt siêu vi là một căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Nắng nóng là môi trường thích hợp để các chủng siêu vi phát triển và gây bệnh cho trẻ.

Sốt ở trẻ nhỏ thường gây nhầm lẫn cho các bậc phụ huynh vì biểu hiện thường khác nhau. Trẻ sốt do mọc răng, sốt do viêm họng, viêm phổi, sốt xuất huyết hay sốt siêu vi đều có những biểu hiện dễ nhận biết.

10 biểu hiện nguy hiểm và 5 nguyên tắc phòng bệnh trẻ sốt siêu vi - Ảnh 1

Ảnh minh họa

Sốt siêu vi là gì?

Sốt siêu vi thường xảy đến do người bệnh nhiễm phải các loại siêu vi khác nhau dẫn đến sốt. Nếu chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 3 – 7 ngày, tuỳ vào sức đề kháng của cơ thể.

Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trường hợp, sốt siêu vi gây nên các biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Phụ huynh cần biết để phòng tránh và tránh được các biến chứng không đáng có.

10 biểu hiện thường gặp của sốt siêu vi ở trẻ nhỏ

Sốt siêu vi được chia thành 2 giai đoạn là giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn bùng phát.

Biểu hiện ở giai đoạn ủ bệnh

Trẻ mệt mỏi, có dấu hiệu quấy khóc và sốt nhẹ ban đầu

Khi bị nhiễm virus gây bệnh, trẻ đột nhiên trở nên khó chịu, quấy khóc liên tục nếu tuổi còn nhỏ hoặc bực tức vô cớ. Con bạn lúc này sẽ có dấu hiệu lừ đừ, mệt mỏi và không tươi tỉnh như thường ngày.

Khi nhận thấy những dấu hiệu trên, bạn cần sờ vào người trẻ, đặc biệt là vùng trán để xem thử trẻ có sốt hay không.

10 biểu hiện nguy hiểm và 5 nguyên tắc phòng bệnh trẻ sốt siêu vi - Ảnh 2

Ảnh minh họa

Trẻ sốt cao hoặc ngắt quãng ≥39 độ trong 2 ngày

Trong những ngày đầu của giai đoạn ủ bệnh, trẻ sẽ sốt cao liên tục hoặc sốt ngắt quãng, nhiệt độ luôn lớn hơn hoặc bẳng 39 độ C. Bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để khám và xác định nguyên nhân gây sốt và có hướng điều trị đúng cách.

10 biểu hiện nguy hiểm và 5 nguyên tắc phòng bệnh trẻ sốt siêu vi - Ảnh 3

Ảnh minh họa

Kèm theo một số triệu chứng khác như: chảy mũi, nghẹt mũi, ho và nổi ban đỏ trên da

Diễn biến của sốt siêu vi sẽ kèm theo nhiều biểu hiện khác, trong đó có hiện tượng chảy mũi, nghẹt mũi, ho và có hiều trẻ nổi ban đỏ trên người.

Trẻ có thể bị ói nhưng không nhiều, một số trẻ khác thì không

Bị ói là biểu hiện thường xảy ra ở nhiều loại sốt và sốt siêu vi ở trẻ nhỏ cũng không nằm ngoài khả năng trên.

Trẻ thường bị ói khi bạn cho trẻ uống thuốc hoặc ăn uống. Khi gặp tình trạng này, bạn cần phải kiên nhẫn và đừng hoảng sợ.

Xuất hiện lạnh tay chân khi hết sốt khi bước sang ngày thứ 3 hoặc thứ 4 của bệnh

Mặc dù sốt cao nhưng tay chân trẻ vẫn bị lạnh , đây là biểu hiện thường gặp khi bước vào ngày thứ 3, thứ 4 mà trẻ không hề giảm sốt.

Giai đoạn bùng phát

Đây là giai đoạn khá nguy hiểm, có những trường hợp dẫn đến hôn mê, viêm màng não…Chính vì thế, khi hơn 3 ngày mà trẻ không hề hết sốt và có những biểu hiện này thì bố mẹ cần phải chú ý.

10 biểu hiện nguy hiểm và 5 nguyên tắc phòng bệnh trẻ sốt siêu vi - Ảnh 4

Ảnh minh họa

Trẻ bắt đầu sốt cao liên tục, ói nhiều hơn so với những ngày đầu

Sốt cao sẽ diễn ra với tần suất nhiều hơn, khi sốt càng cao, việc ăn uống trở nên khó khăn hơn, trẻ sẽ ói và mệt mỏi.

Đau bụng và đi ngoài có phân đen

Đi ngoài và phân có màu đen sẽ xuất hiện ở một số trẻ, vì thế bố mẹ cần phải theo dõi tình trạng của con mình trong suốt quá trình bị bệnh.

Một số trẻ sẽ có hiện tượng chảy máu mũi và ói ra máu khi bước vào giai đoạn nặng

Khi sốt dài ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm do sức đề kháng kém, trẻ có thể bị chảy máu mũi và ói ra máu. Bố mẹ phải kịp thời báo cho bác sĩ để có phương pháp xử lí đúng cách.

Hay giật mình, hốt hoảng trong khi ngủ

Bố mẹ cần phải theo dõi con mình trong khi ngủ, nếu trẻ có biểu hiện trên, bạn cần phải túc trực để kịp thời xử lí khi trẻ có biểu hiện co giật.

Tay chân run giật và xảy ra hiện tượng co giật nghiêm trọng

Co giật tay chân hoặc toàn thân là biểu hiện cao nhất của sốt siêu vi. Khi xảy ra tình trạng này ở trẻ, bố mẹ cần đảm bảo mình thực hiện đúng các quy tắc sơ cứu tạm thời và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Mặc dù là loại sốt thường gặp nhưng các giai đoạn bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn chủ quan. Vì thế, hãy luôn giữ mình ở thế chủ động và chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi đúng cách nhé!

Cách phòng bệnh sốt siêu vi ở trẻ nhỏ

Chủ động tiêm ngừa cho trẻ

Khi đến tuổi tiêm phòng, bố mẹ cần bỏ thời gian, chọn một cơ sở tiêm phòng uy tín để tiêm phòng các bệnh thường gặp như sởi, rubella, viêm não, quai bị…nhé!

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ đặc biệt cần tăng sức đề kháng để trẻ chống chọi được virus gây bệnh. Ngoài các loại thực phẩm hàng ngày, bạn cần cho trẻ ăn nhiều trái cây, vitamin C, khoáng chất nhé!

Giữ gìn vệ sinh cá nhân

Rửa tay chân thường xuyên, giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt bằng xà phòng chuyên dụng. Bố mẹ nên chọn những sản phẩm dễ thương để khuyến khích trẻ tự rửa tay chân thường xuyên nhé!

Phòng bệnh bằng cách tránh xa những nơi có dịch

Tránh đưa trẻ đến nơi đông người khi có dịch cúm hay dịch sốt xảy ra. Bố mẹ cũng cần chủ động cho trẻ mang khẩu trang đề phòng các virus gây bệnh.

Chế độ vui chơi, học tập, nghỉ ngơi hợp lý

Bạn cũng cần đảm bảo trẻ có chế độ vui chơi, học tập, nghỉ ngơi hợp lý để giữ gìn sức khoẻ. Bên cạnh đó, bạn cần giữ vệ sinh nhà cửa, xung quanh nhà sạch sẽ để virus gây bệnh không có điều kiện để phát triển.

6 việc cần làm khi trẻ ho, sốt, khó thở tại trường học

Để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại trường học, Bộ Y tế đã đưa ra những khuyến cáo những việc cần làm khi học sinh bị sốt, ho khó thở tại trường học, đồng thời hướng dẫn vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại trường học.

TIN MỚI NHẤT