Vì sao con động chút là nổi cáu um sùm với bố mẹ? Đó là bởi bạn chưa dạy con 3 câu cực kỳ quan trọng này

Bài học làm mẹ 16/07/2020 11:28

Nhiều khi trẻ nổi cáu vì tưởng bố mẹ phớt lờ, không quan tâm đến nhu cầu và mong muốn của mình.

Trẻ nhỏ thường rất hay nổi nóng mỗi khi không được đáp ứng yêu cầu. Theo trung tâm nghiên cứu trẻ em Yale (Mỹ), một đứa trẻ dưới 4 tuổi thường cáu giận và la hét đến 9 lần mỗi tuần, mỗi lần kéo dài 5-10 phút.

Với trẻ nhỏ, đây là điều có thể chấp nhận được. Tuy nhiên nó không có nghĩa bố mẹ phải hoàn toàn chịu đựng điều này.

Chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn những cơn giận dỗi um xùm của con , bắt đầu bằng việc dạy chúng một phương pháp giao tiếp đơn giản mà hiệu quả.

Phương pháp này sẽ giảm thiểu tâm trạng lo lắng, bực dọc và giúp trẻ bình tĩnh hơn.

Vì sao con động chút là nổi cáu um sùm với bố mẹ? Đó là bởi bạn chưa dạy con 3 câu cực kỳ quan trọng này - Ảnh 1

Trẻ nổi nóng có thể vì hiểu nhầm bố mẹ.

Thông thường, trẻ hay nổi cáu vì hiểu nhầm bố mẹ. Chẳng hạn như trẻ muốn được giúp đỡ một việc gì đó nhưng vì bố mẹ đang bận nên không để ý.

Do đó dẫn đến những trận gào khóc, ăn vạ không cần thiết. Trong trường hợp này, bố mẹ cần dạy con cách bày tỏ nhu cầu của mình, bằng 3 câu sau.

Tuy đơn giản nhưng nó sẽ là chìa khóa giúp con phát triển kỹ năng giao tiếp trong tương lai.

Câu thứ nhất: Bày tỏ nhu cầu một cách lịch sự

Đầu tiên, khi muốn yêu cầu bố mẹ giúp đỡ hoặc làm cho điều gì, con cần học cách bày tỏ lịch sự.

Chẳng hạn khi muốn uống nước cam, con cần nói: "Mẹ pha cho con một ly nước cam được không?", "Con muốn một ly nước cam ạ",...

Hãy dạy con biết, trong bất kỳ tình huống nào thì con đều cần bắt đầu câu chuyện với một câu nói lịch sự.

Câu thứ hai: Xác định người nghe đã nắm bắt mong muốn của mình hay chưa

Khi hỏi lần thứ nhất mà không được đáp ứng, con cần phải xác định xem bố mẹ đã nghe thấy yêu cầu của mình hay chưa.

Cụm từ còn cần dùng lúc này là: "Bố/ mẹ ơi, con muốn một cốc nước cam. Hình như bố/ mẹ không nghe thấy con nói".

Khi hỏi lại, con có thể làm thêm một động tác để khiến bố mẹ chú ý hơn đến mình như cầm tay hoặc khẽ kéo ống tay áo,...

Vì sao con động chút là nổi cáu um sùm với bố mẹ? Đó là bởi bạn chưa dạy con 3 câu cực kỳ quan trọng này - Ảnh 2

Thông thường ở câu hỏi thứ hai, bố mẹ đều sẽ chú ý và đến 99% làm theo yêu cầu của con sau đó.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, con có thể vẫn không nhận được câu trả lời từ bố mẹ vì một vài lý do nào đó. Điều này khi ấy có thể con nổi cáu.

Câu thứ ba: Dạy con tiếp tục hỏi lại một cách lịch sự

Trong trường hợp này, bố mẹ hãy dạy con hỏi lại bố mẹ một cách bình tĩnh và lịch sự nhất: "Bố/mẹ ơi! Con đã hỏi 2 lần rồi.

Bố/ mẹ không nghe thấy con ạ?". Tuy nhiên câu này gần như không cần thiết vì hầu hết chỉ trong 2 câu đầu là bố mẹ đã chú ý đến con.

Hãy dạy con 3 câu "nhỏ mà có võ" này. Thay vì khóc lóc um xùm khi không được đáp ứng nhu cầu thì con sẽ biết cách giao tiếp hiệu quả nhất để được người khác lắng nghe.

Từ đó con có cách cư xử tốt hơn và được nhiều người yêu mến trong cuộc sống sau này.

7 điều cha mẹ không bao giờ nên nói với con

Nuôi con đã khó, dạy con còn khó hơn. Một trong những điều khó nhất khi làm cha mẹ chính là học cách trò chuyện cùng con cái. Lời nói của cha mẹ có thể vô tình truyền tải thông điệp sai lầm cho con.

TIN MỚI NHẤT