Nuôi con thành tài là mong ước của rất nhiều bậc cha mẹ. Nhưng trước khi 'thành tài', việc nuôi con thành người cũng có ý nghĩa quan trọng không kém. Vì một đứa trẻ được nuôi nấng 'thành người' mới có cơ hội để thành công trong tương lai.
- 7 sai lầm phổ biến trong cách nuôi dạy con mà hầu như cha mẹ nào cũng mắc phải, nghiêm trọng nhất là lỗi thứ 2
- 3 điều mà tất cả các bậc phụ huynh đều nên làm để làm gương cho con
Các bậc cha mẹ cần ghi nhớ 5 lời khuyên hữu ích dưới đây, để có cách nuôi nấng, dạy bảo con cái phù hơp nhất.
1. Trưởng thành quan trọng hơn là thành công
Thành công chỉ đến với những người đủ trưởng thành. Nếu không đủ trường thành, thành công đạt được chỉ là tạm bợ và rất dễ mất đi, con người dễ trở nên lạc lối.
Những đứa trẻ đủ bản lĩnh, đủ mạnh mẽ mới có thể chấp nhận thất bại và coi đó là một 'cú hích' dẫn tới thành công.
Vì vậy, đừng ép con bạn 'vùi đầu' vào việc học suốt ngày với mong muốn con đạt thành tích cao, khiến cha mẹ 'nở mày nở mặt'.
Hãy quan tâm đến đời sống tinh thần của trẻ, rèn luyện cho trẻ tính cách mạnh mẽ, tự tin, dạy trẻ về tình yêu thương, sự bao dung và tinh thần vượt lên khó khăn. Đó mới chính là những điều có ích và sẽ đi cùng trẻ suốt đời.
2. Kinh nghiệm quan trọng hơn thứ hạng
Hãy để trẻ trải nghiệm và tự lập khi có thể.
Trẻ có thể không cần phải đạt hạng A trong môn thể thao này, giành giải nhất trong cuộc thi kia... Cái trẻ cần là sự 'va chạm' và trải nghiệm mọi điều trong cuộc sống.
Đó chính là kinh nghiệm sống hữu ích cho trẻ trên con đường trưởng thành. Các bậc cha mẹ đừng quá bao bọc, yêu thương trẻ, và đừng quá đề cao thứ hạng khiến trẻ thêm áp lực, chán nản.
3. Cho đi quan trọng hơn là nhận lại
Array 1
Một đứa trẻ biết cho đi là một đứa trẻ có lòng khoan dung, độ lượng và tình yêu thương với mọi người.
Hãy để cho trẻ có nhiều cơ hội được cho đi, được giúp đỡ người khác mà không cần nhận lại điều gì.
4. Đối thoại vẫn tốt hơn là đối đầu
Là người lớn, bố mẹ cần dạy bảo, khuyên răn và nói chuyện nhẹ nhàng mỗi khi trẻ gặp vấn đề.
Nếu không biết cách tiếp cận trẻ cho đúng, trẻ sẽ có xu hướng thu mình lại, trở nên xa cách và khó nói chuyện với bố mẹ.
Lâu dần, sự xa cách này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và cách mà trẻ giao tiếp với xã hội bên ngoài.
5. Khuyến khích quan trọng hơn là trách nhiệm
Không chỉ trẻ con, mà ai cũng sợ phải chịu trách nhiệm.
Vì vậy, đừng đặt lên vai trẻ những gánh nặng trách nhiệm lớn hơn khả năng của chúng, khiến chúng chịu áp lực và không muốn cố gắng.
Thay vào đó, hãy động viên trẻ bằng những câu như 'mẹ tin con làm được', để trẻ thêm vững vàng và cảm nhận được sự ủng hộ đến từ gia đình.