Những điều cha mẹ tưởng như vô hại, tưởng như đơn giản nhưng nếu làm điều đó trước mặt con có thể sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của con.
- ‘’Cố lên con”: Câu nói sai lầm tưởng đem lại sức mạnh, nhưng lại khiến đứa trẻ mang nhiều áp lực nhất
- Dạy con theo cách của Lý Tiểu Long: Mỗi bài học chỉ tóm gọn trong một câu nói nhưng lại đủ sức làm thay đổi cả một con người
Mắng chửi, dùng thái độ gay gắt để chỉ trích con
Khi trẻ mắc lỗi và việc chỉ ra lỗi lầm của con là điều mà bố mẹ cần phải làm. Tuy nhiên, nếu bạn đối xử với con một cách quá phũ phàng, chỉ trích con thậm tệ sẽ có thể làm tổn thương lòng tự trọng của con.
Một số cha mẹ có thể bao biện rằng cứ mãi nhẹ nhàng thì trẻ sẽ không nhận thức được sai lầm và không chịu thay đổi, cần phải có thái độ cứng rắn. Tuy nhiên, thực tế ngược lại.
Cha mẹ càng tôn trọng con cái, con cái càng có lòng tự trọng sẽ càng chú ý đến việc phải tìm cách sửa đổi lời nói, hành động của mình để làm vừa lòng bố mẹ, nhận được sự yêu thương và tôn trọng hơn nữa của người khác.
Cãi nhau, đánh nhau trước mặt con cái
Bất cứ gia đình nào dù có hạnh phúc tới mấy cũng không thể tránh khỏi có những lúc xích mích. Điều mà bố mẹ cần làm không phải là ngừng tranh luận mà là cố gắng không làm điều đó trước mặt các con. Bởi vì trẻ không thể nào hiểu được những cuộc cãi vã trong thế giới của người lớn.
Trẻ em hoàn toàn không hiểu được những vấn đề của hôn nhân, của trách nhiệm giữa vợ với chồng. Trong suy nghĩ của chúng, nếu cứ phải nhìn thấy những lần bố mẹ tranh luận, cãi nhau thì điều đó sẽ hình thành tư tưởng: cãi nhau là cách mà người lớn giao tiếp và giải quyết vấn đề.
Môi trường gia đình hài hòa, êm ấm là nền tảng của cảm giác an toàn và hạnh phúc trong cuộc sống của 1 đứa trẻ. Đó cũng là cách tốt nhất để phát triển các kỹ năng quản lý cảm xúc ở trẻ.
Than nghèo, than khổ trước mặt con
Một số cha mẹ có quan điểm không nên để con biết gia đình mình có điều kiện, muốn con nghĩ mình nghèo khổ để cố gắng và nỗ lực hơn. Nhưng họ không hình dung được rằng, cách giáo dục này cũng có thể gây ra những tác dụng ngược.
Trẻ lớn lên trong sự ca thán, kể lể vì túng thiếu tiền bạc sẽ dần dần hình thành tính cách keo kiệt, ích kỷ, quá quan tâm tới vật chất, tiền bạc. Dài lâu hơn nữa, nó sẽ khiến đứa trẻ ấy khi lớn lên hình thành một tư duy nghèo khó.
Nói về chuyện tiền bạc với con là một chuyện nhạy cảm và cần tinh tế. Tuy nhiên, cha mẹ có trình độ cao, nhận thức tốt sẽ không bao giờ than nghèo kể khổ trước mặt con cái.