Căng thẳng gây rối loạn tiêu hóa, cần làm gì?

Sống khỏe 29/03/2024 06:56

Khi bị stress, bạn có thể bị đau bụng, thậm chí buồn nôn, cồn cào. Đây gọi là phản ứng fight-or-flight response, phản ứng chống stress của cơ thể, hoặc sẽ làm chậm hay ngừng hoạt động hệ tiêu hóa.

Những triệu chứng bất ngờ của cơ thể khi căng thẳng

Khi căng thẳng sẽ dẫn tới cảm giác hồi hộp, nhiều người còn có cảm giác bụng như thắt lại. Thậm chí không phải do thức ăn, nhiều người còn có thể bị táo bón. Những vấn đề liên quan tới dạ dày, chính là triệu chứng phổ biến của căng thẳng hay lo lắng quá mức.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được mối liên hệ mạnh mẽ giữa ruột và não. Vì ruột cũng chứa đầy các dây thần kinh giống như não. Vùng dây thần kinh lớn nhất bên ngoài não có nhiều kết nối thần kinh giống với đường tiêu hóa.

Căng thẳng gây rối loạn tiêu hóa, cần làm gì? - Ảnh 1
Căng thẳng còn có thê gây hội chứng ruột kích thích. Ảnh: Internet

Ở cơ thể chúng ta, các tuyến thượng thận tạo ra những hormone giúp cơ thể phản ứng chiến-hay-chạy, bao gồm adrenaline, noradrenaline, cortisol. Khi ở mức độ cao trong thời gian quá lâu, những hormone này có thể làm suy yếu xương và hệ miễn dịch. Từ đó gây nên hiện tượng rối loạn giấc ngủ, mất cơ, rối loạn dạ dày, đường ruột.

Những vấn đề lo lắng ngăn hạn hay dài ngày đều là tác hại cho thể chất của hệ tiêu hóa. Một số hormone và hóa chất do cơ thể tiết ra vào lúc con người lo lắng sẽ đi vào đường tiêu hóa và cản trở quá trình hoạt động. Đây cũng là lý do làm ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh đường ruột.

Các triệu chứng và tình trạng đường ruột liên quan đến căng thẳng bao gồm: Khó tiêu, co thắt dạ dày, tiêu chảy, táo bón, ăn mất ngon, đói bất thường, buồn nôn, loét dạ dày tá tràng...

Nếu không kiểm soát được cảm xúc thì mỗi khi căng thẳng bạn sẽ bị những triệu chứng trên liên quan tới hệ tiêu hóa. Việc bạn mắc phải một trong những tình trạng trên tạo nên lo lắng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Thậm chí có nhiều bệnh nhân bị tiêu chảy phát sinh nỗi sợ hãi khi không thể kiểm soát việc đi đại tiện, khiến họ e ngại rời khỏi nhà hoặc đi một số nơi nhất định. 

Căng thẳng gây rối loạn tiêu hóa, cần làm gì? - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Cần làm gì để phòng tránh tình trạng này?

Bạn vẫn có cách để phòng tránh căng thẳng để bảo vệ hệ tiêu hóa của bản thân.

Nghỉ giải lao kết hợp hít thở: Căng thẳng hãy thư giãn và hít thở. Sau vài giờ, nhất là khi đang làm việc căng thẳng, bạn hãy dừng việc bạn đang làm, hít thở sâu chậm và yên tĩnh một phút. Cách này mang lại rất hiệu quả. Lưu ý khi thở phải rất chậm, tĩnh lặng và bằng mũi. Căng tròn bụng khi hít vào và hóp sát bụng khi bạn thở ra.

Hoạt động thể chất lành mành: Đi bộ, đi dạo hay tham gia chạy bộ, tập yoga đều là những hoạt động lành mạnh giúp cho chúng ta giảm bớt sự căng thẳng. Đừng tiếc thời gian cho việc này, dành ít nhất 15 phút mỗi ngày cho việc thư giãn hay luyện tập, bạn sẽ tránh được căng thẳng.

Nếu bệnh nặng, hãy tìm chuyên gia tâm lý: Nếu bạn thấy cơ thể mình hay có triệu chứng rối loạn tiêu hóa khi lo âu, đó là cảnh báo tình trạng tâm lý của bạn cần có sự trợ giúp của chuyên gia. Việc đối phó với stress kinh niên khá phức tạp. Nhưng người có chuyên môn sẽ biết cách giúp bạn.

Chế độ ăn uống: Người bệnh cũng cần xây dựng thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, nên ăn nhiều rau xanh, hạn chế chất kích thích, tránh thức khuya.

Vì sao bệnh suy thận ngày càng trẻ hóa?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên suy thận ở người trẻ, nhưng tâm lý chủ quan, khi kiểm tra một số người đã ở giai đoạn cuối. Làm thể nào để phòng tránh?

TIN MỚI NHẤT