Chuyên gia chỉ ra 6 cách đơn giản để tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Mẹo vặt trong bếp 08/02/2024 10:22

Tết đến mọi người thường có xu hướng ăn nhiều món và để tránh ngộ độc bạn cần áp dụng 6 cách dưới đây.

Tết đến, gia đình sum họp, mỗi bữa đều có những món ăn thịnh soạn. Tuy nhiên, một lượng lớn thức ăn chưa dùng hết thường được để trong tủ lạnh hoặc bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Thức ăn thừa thường xuyên được mang lên bàn ăn sau vài ngày và điều này rất dễ gây ra sự sinh sôi của vi khuẩn trong thức ăn hoặc tạo ra chất độc do thức ăn bị biến chất, dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Vì thế, dưới đây các chuyên gia đã đưa ra nhiều biện pháp để chúng ta tránh ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết.

Chuyên gia chỉ ra 6 cách đơn giản để tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Đầu tiên, nắm vững kiến thức về an toàn thực phẩm và nâng cao khả năng nhận biết. Hình thành thói quen vệ sinh cá nhân tốt và đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn trong khu vực chế biến thực phẩm.

Thứ hai, chọn những loại thực phẩm và nguyên liệu tươi sống và an toàn, tránh ăn các loại hải sản sống, động vật và thịt sống, không ăn các loại thực phẩm chế biến có thể chứa chất độc hại (như khoai tây nảy mầm, nấm hoang dại, cá nóc,…). Không thu thập và chế biến thực phẩm từ động và thực vật hoang dã một cách tùy tiện.

Thứ ba, chọn những loại thực phẩm đã qua xử lý an toàn. Rửa sạch hoặc khử trùng rau quả và thực phẩm, nấu cho đến khi chín kỹ. Thực phẩm đã nấu chín và thức ăn thừa bảo quản trong tủ lạnh cần được đun nóng kỹ trước khi sử dụng.

Thứ tư, không để trứng, thịt, hải sản và sữa để quá lâu ở nhiệt độ phòng. Thực phẩm đã chế biến nên được sử dụng trong vòng 2 giờ, thực phẩm đã chuẩn bị trước và thức ăn thừa cần được bảo quản dưới điều kiện nhiệt độ cao hơn 60°C hoặc thấp hơn 10°C.

Chuyên gia chỉ ra 6 cách đơn giản để tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Thứ 5, xử lý thực phẩm một cách cẩn thận và lưu trữ đúng cách. Thực phẩm nên được lưu trữ trong hộp đậy kín, thực phẩm tươi sống và thức ăn thừa nên được bảo quản riêng, thực phẩm sống và chín nên được bảo quản riêng, dao làm bếp, thớt,… cũng nên được sử dụng riêng.

Sau khi xử lý thịt, hải sản, trứng, gia cầm sống, bạn nên rửa tay thật sạch kịp thời để tránh nước từ thịt, cá, tôm, trứng sống làm nhiễm bẩn các thực phẩm khác.

Cuối cùng, trong thời gian Tết, hạn chế ăn uống ngoài nhà càng nhiều càng tốt. Nếu ăn uống ngoài nhà, chú ý đến tình trạng vệ sinh của nơi ăn uống, không ăn uống tại các nhà hàng không có giấy phép và xe đẩy di động, tránh ghé qua các cửa hàng ăn uống có điều kiện vệ sinh kém.

9 loại trái cây cải thiện sức khỏe tim mạch mà người Việt rất dễ tìm thấy ở các chợ, siêu thị

Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu và để ngăn ngừa ngoài việc có thói quen sinh hoạt tốt thì chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng đặc biệt trong việc ăn 8 loại trái cây này.

TIN MỚI NHẤT