Trong dịp Tết, bố mẹ nên chú ý những món ăn nên và không nên cho trẻ ăn để đảm bảo sức khỏe, tránh tình trạng ăn nhiều món lạ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ tiêu hóa non yếu của trẻ.
So với người lớn, hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện. Do đó, bố mẹ cần đảm bảo cách chọn lựa thực phẩm an toàn cho bé trong vô số món ăn quy tụ vào ngày lễ Tết. Dưới đây là danh sách những món ăn nên và không nên cho trẻ ăn mà bố mẹ nên biết sớm, tránh gây bệnh đường tiêu hóa cho trẻ.
Những món nào nên và không nên cho trẻ ăn dịp Tết?
Tết đến, mọi nhà sẽ chuẩn bị rất nhiều loại thực phẩm như bánh, nước hoa quả, sữa chua, thịt, đồ hộp, nước ngọt có ga.... Đó chính là lí do các bé thường ăn "vô tội vạ" khiến hệ tiêu hóa không kịp thích nghi, thậm chí có trẻ gặp tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Bố mẹ nên phân chia rõ ràng các món ăn nên và không nên cho trẻ ăn như sau:
Trẻ nên ăn những món ăn lành mát và đảm bảo không làm ảnh hưởng hoạt động các lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Đơn cử như bố mẹ nên cho bé ăn sữa chua, sữa tươi, bột yến mạch, trứng và những món ăn ít chất béo được đun nấu kĩ lưỡng.
Bên cạnh đó, thạch rau câu, nước ngọt có gas, bánh quy, đồ nấu chưa chín kĩ, đồ hộp chứa chất bảo quản...là những món ăn mẹ nên hạn chế tối đa cho trẻ.
Tại sao cần nắm rõ những món ăn nên và không nên cho trẻ ăn?
Bố mẹ thường quan niệm con ăn được là tốt và thường chiều theo sở thích của bé. Tuy nhiên, việc bé ăn hỗn tạp những món ăn nên và không nên cùng lúc nhẹ sẽ gây bệnh tiêu chảy, nôn ói, ngộ đọc. Nếu nặng, trẻ có thể mắc biến chứng bệnh tiểu đường (do ăn nhiều đồ ngọt) hoặc men răng bị tổn thương gây sâu răng, vỡ hoặc đau nhức răng.
Để tránh những biến chứng không hay về sức khỏe của trẻ từ lí do ăn uống, bố mẹ nên lên kế hoạch món ăn nào nên và không nên cho bé ăn dịp Tết và cả ngày thường. Một chế độ ăn khoa học sẽ giúp bé hấp thụ chất dinh dưỡng tối đa, khỏe mạnh, phát triển cả thể chất lẫn trí não.